Bộ Công Thương đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 19 thủ tục hành chính
Bộ Công Thương vừa đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 19 thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Việc cắt giảm, đơn giản hóa 19 thủ tục hành chính trong hoạt động xuất khẩu nhằm thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.
Theo đó, Bộ Công Thương đang tiếp tục triển khai rà soát các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý. Đồng thời, xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hoá các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2025 của Bộ.
Cũng theo Bộ Công Thương, 19 thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được đề xuất tập trung vào các thủ tục liên quan đến thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định nhằm giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.
Về phương án cắt giảm, đơn giản hoá 19 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu bao gồm:
Thủ tục hành chính 1 gồm cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.
Nội dung cắt giảm, phân cấp thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam từ Bộ Công Thương về Sở Công Thương trên cơ sở thực hiện phân cấp các thủ tục, nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.
Bộ Công Thương cũng kiến nghị thực thi sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 9 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4, Điều 12, 13 Thông tư số 28/2012/TT-BCT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Lộ trình năm 2025.
Thủ tục hành chính 2 là cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Nội dung cắt giảm phân cấp thủ tục hành chính cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam từ Bộ Công Thương về Sở Công Thương.
Đồng thời, Bộ cũng kiến nghị thực thi, sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 12 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện điện tại Việt Nam. Theo đó, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4, Điều 12, 13 Thông tư số 28/2012/TTBCT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam với lộ trình vào năm 2025.
Thủ tục hành chính 3 là gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Nội dung cắt giảm, phân cấp thủ tục hành chính gia hạn giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam từ Bộ Công Thương về Sở Công Thương.
Bộ cũng kiến nghị thực thi sửa đổi, bổ sung Điều 6, Điều 13 Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31/5/2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4, Điều 12, 13 Thông tư số 28/2012/TTBCT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam với lộ trình năm 2025.
Riêng thủ tục hành chính 4 là thủ tục cấp mã số nhà sản xuất (MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ. Nội dung cắt giảm là bãi bỏ thủ tục cấp mã số nhà sản xuất (MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Theo Bộ Công Thương, việc quy định cấp mã MID trước đây mang tính thời điểm, để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu sang Mỹ và cũng là nhằm thể hiện với phía Mỹ về việc tự kiểm soát các doanh nghiệp, chống gian lận thương mại, chống chuyển tải khi Hoa Kỳ đang áp dụng cơ chế giám sát ngặt nghèo chưa từng áp dụng với các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới xuất khẩu vào Mỹ.
Hiện, cơ chế giám sát của Hoa Kỳ đã bãi bỏ hơn 10 năm, việc xuất khẩu đang diễn ra bình thường, không cần thiết có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp mã MID.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng vừa có dự thảo Báo cáo về kết quả cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương năm 2025 gửi Thủ tướng Chính phủ.
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến đầu năm 2024, Bộ Công Thương đã cắt giảm, đơn giản hóa 20/662 (đạt 3,021%) quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực công thương và đề xuất đơn giản hóa, cắt giảm khi phát hiện những quy định không còn phù hợp hoặc khi có phản ánh, kiến nghị về các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công thương
Hiện, Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo phương án cắt giảm, đơn giản hoá các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ Công Thương trong năm 2025. Trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ (rượu, thuốc lá), Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính...