Quốc tế

Mỹ - Nhật thống nhất về trợ cấp những lĩnh vực chiến lược

Nguyên Phước 04/04/2024 06:01

Theo Nikkei Asia, Mỹ và Nhật Bản đã đồng ý về quy tắc trợ cấp cho các lĩnh vực chiến lược như chip, chất bán dẫn, pin xe điện và nam châm vĩnh cửu. Hai bên cũng đặt ra tiêu chuẩn chung, tiến tới tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Nỗ lực này sẽ được đưa vào tuyên bố chung, khi Thủ tướng Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden gặp nhau tại Washington tuần tới.

Hội nghị thượng đỉnh giữa 2 lãnh đạo sẽ đề cập đến nhiều chủ đề, như quốc phòng, kinh tế và công nghệ. Ví dụ thúc đẩy đầu tư và tăng cường phối hợp chỉ huy quân đội Mỹ tại Nhật Bản.

iconductor-procurement-in-response-of-changing-semiconductor-supply-chain-images-_ey-the-future-of-semiconductor-procurement.jpg
Mỹ - Nhật thống nhất về trợ cấp những lĩnh vực chiến lược. Ảnh: EY

Quy định về trợ cấp, là một phần của cuộc thảo luận rộng hơn liên quan tới chuỗi cung ứng. Duy trì chuỗi cung ứng minh bạch, linh hoạt và bền vững, được xem là ưu tiên của 2 nước hiện nay.

Đối thoại cấp bộ trưởng cũng sẽ được thành lập, để xây dựng quy tắc chung, như yêu cầu khử cacbon. Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ken Saito, cùng Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo sẽ tham gia.

Tokyo và Washington còn có kế hoạch phối hợp chính sách với những quốc gia cùng quan điểm, cả ở châu Âu lẫn châu Á, nhằm phát triển quy tắc quốc tế, để tăng cường an ninh kinh tế, nhất là chuỗi cung ứng hàng hóa chiến lược.

Nỗ lực này cũng nhằm mục đích ngăn chặn Nhật Bản, Mỹ và châu Âu cạnh tranh lẫn nhau. Ví dụ áp dụng chính sách bảo hộ dưới danh nghĩa giảm rủi ro liên quan đến Trung Quốc.

Đặt ra tiêu chí chung về trợ cấp và giảm thuế, được cho sẽ giúp công ty Nhật Bản hưởng lợi từ thị trường Mỹ và ngược lại, đồng thời tạo điều kiện cho hợp tác xuyên biên giới giữa các doanh nghiệp, trong những lĩnh vực tiên tiến đòi hỏi đầu tư lớn.

Hai nước đã tạo ra nhiều động lực khác nhau, trong nỗ lực thiết lập chuỗi cung ứng không phụ thuộc Trung Quốc.

Tại Hoa Kỳ, Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022, đưa ra khoản tín dụng thuế cho xe điện có ít nhất một nửa bộ phận pin được sản xuất hoặc lắp ráp ở Bắc Mỹ.

Cập nhật hệ thống thuế của Nhật Bản cho năm tài chính 2024, cũng bao gồm mức giảm cho một số nhà sản xuất nội địa, tương ứng với sản lượng đầu ra.

Washington và Tokyo dự kiến đặt ra các quy tắc cho những ưu đãi như vậy, bao gồm điểm khử cacbon, ổn định nguồn cung và an ninh mạng. Tiêu chí có thể bao gồm thông tin liên lạc, an toàn và đáng tin cậy, cũng như đảm bảo nhà sản xuất có thể sửa chữa hoặc thay thế bộ phận bị lỗi ở quốc gia đối tác.

Nhật Bản áp đặt các điều kiện như vậy, trong ưu đãi thuế với mạng cơ sở hạ tầng không dây thế hệ thứ năm, nhằm ưu ái công ty trong nước, hướng tới loại bỏ Huawei Technologies từ Trung Quốc.

Tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới, dự kiến sẽ không chỉ đề cập đến viện trợ truyền thống cho đầu tư sản xuất, còn yêu cầu các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho người mua, điều một số nhà quan sát cho rằng sẽ hiệu quả hơn.

Thảo luận về trợ cấp diễn ra trong bối cảnh ngày càng có quan điểm ở Nhật Bản, Mỹ và châu Âu rằng, phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc với tư cách nhà cung cấp quá trình khử cacbon sẽ gặp rủi ro, rút kinh nghiệm khi Trung Quốc thống trị thị trường pin mặt trời, với hàng loạt sản phẩm giá rẻ tràn ngập.

Nhật Bản dự định phát hành trái phiếu "chuyển đổi xanh" trị giá 20 nghìn tỷ yên (tương đương 132 tỷ USD), để tài trợ các dự án cắt giảm khí thải và tiết kiệm năng lượng. Nước này cũng phối hợp với Mỹ, để đặt ra tiêu chí cho các khoản trợ cấp, như với pin năng lượng gió hay pin mặt trời perovskite.

Nguyên Phước