Đào tạo

​Khai thác sức mạnh công nghệ để sản xuất tinh gọn

Bích Ngọc 18/10/2023 11:30

Công nghệ không chỉ tham gia trực tiếp mà còn giúp đo lường năng lực cũng như dự báo kết quả, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch chính xác và từ đó tinh gọn hơn các quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành…

DxTalks tập 8 mùa hai có chủ đề, gồm: "Sản xuất và tối ưu hóa với sản xuất tinh gọn" với sự tham gia của các chuyên gia: ông Hou Lei - Giám đốc Sản phẩm và Vận hành xuất sắc Auk Industries; ông Nguyễn Chánh Phương - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA); ông Hoàng Tuấn Phong - Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số FPT Digital.

Lean - sản xuất tinh gọn là phương pháp áp dụng trên toàn thế giới, nhằm tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu chi phí, giảm lãng phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phương pháp này phát triển bởi Toyota, và dần trở thành khái niệm sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất. Nhiều nhà máy sản xuất gỗ cũng đang tìm hiểu về phương pháp này và tìm cách để ứng dụng phương pháp sản xuất tinh gọn vào thực tế.

458-202310181045001.jpg

Trước sự cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp phải tìm cách để giảm thiểu lãng phí, phải tăng tốc sản xuất các sản phẩm nhanh hơn để đáp ứng kịp nhu cầu thị trường trong khi chất lượng sản phẩm cũng phải hoàn thiện hơn...

Lean là một trong những phương thức tối ưu để giải những bài toán này. Nhưng đối với những ngành đổi mới mẫu mã liên tục như ngành nội thất thì đó là những thách thức rất lớn. Ông Nguyễn Chánh Phương đề cập tới lý do chủ yếu là: "Chúng ta có hàng nghìn món đồ nội thất và nhu cầu của thị trường đòi hỏi mỗi sản phẩm phải khác nhau. Do đó rất khó để chuẩn hóa các thành phần, chuẩn hóa quy trình cho việc sản xuất tinh gọn".

Ông đưa ra giải pháp là không chỉ ứng dụng 5S, Kaizen, Lean, mà cần chuyển đổi số toàn diện, đó là sự khởi đầu để các doanh nghiệp phát triển bền vững. "Chuyển đổi số sẽ đưa phương pháp sản xuất tinh gọn vào thực tế để hình dung một sản phẩm trông ra sao trước khi sản xuất; giúp các bộ phận tính toán nguyên vật liệu, giá thành rồi đến các bước lập kế hoạch, thiết kế... Điều đó đồng nghĩa với việc biết được mọi thứ trước khi bắt tay vào làm", ông Phương nói.

Đồng thuận với nhận định trên, ông Hoàng Tuấn Phong cho biết:Hiện có nhiều công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số đem lại hiệu quả lớn cho doanh nghiệp. Như IoT giúp thu thập thông tin ở khắp mọi nơi, từ các thiết bị máy móc trong thời gian thực. Hệ thống dữ liệu được phân tích bởi AI giúp tối ưu quy trình sản xuất.

22222222.jpg
Các diễn giả (từ phải sang): Ông Hoàng Tuấn Phong, ông Hou Lei và ông Nguyễn Chánh Phương

Như vậy các cấp quản lý có thể dễ dàng nắm bắt tất cả thông tin, vận hành quy trình sản xuất theo thời gian thực và tối ưu được tất cả các khâu. Bên cạnh đó, VR (thực tế ảo) sẽ hỗ trợ người lao động nhận biết về cách làm việc trong môi trường mô phỏng trước khi đến nhà máy. Ngoài ra còn có nhiều phần cứng như thiết bị IoT, SCADA... để thu thập thông tin từ khắp mọi nơi tập trung về một trung tâm. Sản xuất tinh gọn không phải là tương lai xa vời mà chính ở hiện tại. Việc đầu tiên mà bạn cần làm là tối ưu hóa quy trình hiện tại, tối ưu chi phí, tối ưu hóa nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Chúng ta có thể áp dụng từ quy trình nhỏ nhất đến quy trình lớn hơn, từ quy trình dễ đến quy trình khó hơn.

Con người là một trong những thách thức với ngành gỗ, ông Phương tiếp lời. Nếu không có ai hiểu về công nghệ, quản trị vận hành theo cách hiện đại nghĩa là đơn vị sẽ không hiểu gì về các công nghệ số. HAWA nhận thấy vấn đề này và để khắc phục, đơn vị cung cấp thông tin đến tất cả thành viên về những công nghệ đang có đồng thời kết nối vớicácđối tác để có góc nhìn toàn diện. "Hiệp hội nhận được sự hỗ trợ từ FPT Digital tư vấn hay một vài tổ chức có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ để lựa chọn giải pháp phù hợp", ông cho biết.

Theo ông Hou Lei, để chuyển đổi số thành công cần trả lời câu hỏi: Doanh nghiệp đã sẵn sàng, con người đã sẵn sàng? Có những lúc, doanh nghiệp mong muốn sử dụng công nghệ chỉ vì đuổi theo các xu hướng "hot" mà không xuất phát từ việc giải được bài toán gì của doanh nghiệp mình, nên không đem lại hiệu quả thực tế, gây lãng phí cả về kinh phí đầu tư, thời gian và nguồn lực con người. "Vì vậy cần đặt câu hỏi khi đầu tư công nghệ, việc kinh doanh có cần tới giải pháp này? Doanh nghiệp và con người đã sẵn sàng chưa? Phải luôn hướng tới năng suất, vì lợi ích và lợi nhuận của doanh nghiệp", ông nhấn mạnh.

Khép lại tọa đàm, các chuyên gia tóm gọn bài học kinh nghiệm trong hành trình chuyển đổi số, như nguyên tắc cơ bản của sản xuất tinh gọn là sự rõ ràng - hãy hình dung về kế hoạch, đầu tư dữ liệu để phác thảo chân dung nhà máy.

DxTalks là chuỗi talkshow, được thực hiện bởi FPT Digital, chuyên tư vấn chuyển đổi số cho các tỉnh thành, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. FPT Digital hiện là đại diện duy nhất của Việt Nam được Gartner đưa vào danh sách toàn cầu trong hạng mục "Tư vấn Kiến trúc Doanh nghiệp hướng đến kết quả kinh doanh", đồng thời nhận đánh giá 5 sao từ khách hàng trên hệ thống Gartner Peer Insight.

FPT Digital là đơn vị tư vấn đầu tiên tại Việt Nam đạt giải Vàng Globee Awards năm 2023 cho hạng mục “Top consulting provider of the year”, cùng hàng loạt các giải thưởng như hai giải Sao khuê cho Dịch vụ Đánh giá mức độ trưởng thành số và Đào tạo chuyển đổi số và giải Asia - Pacific stevie awards cho “Innovation in digital transformation".

DxTalks 2022 tập trung vào quá trình tiếp cận các nền tảng tổng quan để xây dựng lộ trình chuyển đổi số. DxTalks 2023 phân tích chuyên sâu hơn hành trình triển khai chuyển đổi số và giải quyết các bài toán cụ thể. Theo dõi toàn bộ các tập về chuyển đổi số tại đây.

Hàng tháng FPT Digital còn phát hành DxReports với nội dung chuyên sâu về chuyển đổi số trong từng ngành nghề và lĩnh vực nổi bật như sản xuất thông minh, F&B, bán lẻ, nông nghiệp, bất động sản... Đăng ký nhận DxReports tại đây.

Bích Ngọc