Tạo bệ phóng cho giáo dục nghệ thuật Việt Nam
Đào tạo - Ngày đăng : 03:35, 26/10/2020
Theo bà Phạm Doãn Hà My- Tổng Giám đốc VIA Education , việc dạy và học các môn nghệ thuật như âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật trình diễn… tại Việt Nam tồn tại một nghịch lý là nhu cầu học tập của học sinh tỉ lệ thuận theo xu hướng tăng toàn cầu, tuy nhiên số lượng giáo viên bộ môn này tỉ lệ nghịch về kỹ năng chuyên môn, thiếu yếu tố chuẩn hóa quốc tế về kiểm định chất lượng.
Chia sẻ tại phiên thảo luận "Giải pháp quốc tế cho đào tạo nghệ thuật tại Việt Nam", TS. Trương Nguyễn Ánh Nga - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM cho biết, hiện nay, trình độ đội ngũ làm công tác nghệ thuật hiện còn nhiều bất cập, thiếu đội ngũ được đào tạo một cách bài bản.
Theo TS. Nga, việc đào tạo bài bản cho đội ngũ làm công tác nghệ thuật là một việc cần thiết và cần phải đẩy mạnh lúc này. Trước đây, việc đào tạo chỉ tập trung ở các đơn vị công lập nhưng thực tế hiện nay cho thấy, cần có sự phối hợp của các đơn vị ngoài công lập để có một diện mạo với, đáp ứng với xu thế phát triển.
Là người sáng lập ra VIA Education, nhà giáo dục Thanh Bùi cho biết, trong bối cảnh đó, VIA Education ra đời với tầm nhìn tạo nên một cộng đồng nghệ thuật bền vững, năng động, truyền cảm hứng và vượt trội, nhằm kiến tạo và khuyến khích phát triển các tiêu chuẩn tối ưu trong giáo dục nghệ thuật và giáo dục sáng tạo tại Việt Nam.VIA Education gồm các chương trình: giáo dục sáng tạo cho các đơn vị giáo dục với các chương trình học tích hợp và ngoại khóa; các khóa học chuyên đề ngắn và dài hạn nhằm đào tạo phát triển năng lực chuyên môn giáo viên; tư vấn chiến lược và khung chương trình cho hệ thống trường học; hoạt động khảo thí cho các chứng chỉ quốc tế; giới thiệu và xuất bản giáo trình, học liệu chất lượng cao.
Ông Thanh Bùi cho biết thêm: “Hiện nay, ngày càng có nhiều đơn vị giáo dục nghệ thuật được thành lập là một tín hiệu đáng mừng cho thấy nhận thức của công chúng đối với giáo dục nghệ thuật đã tích cực hơn.Tuy nhiên, với tốc độ phát triển quá nhanh, các đơn vị giáo dục nghệ thực đang đối mặt với thách thức về chất lượng đào tạo với quy chuẩn quốc tế. Việc ra đời của Viện Giáo dục Nghệ thuật Việt Nam không chỉ đóng góp một phần để mang lại một góc nhìn toàn diện hơn cho những người làm giáo dục nghệ thuật, đòng thời giúp các bạn trẻ đam mê nghệ thuật định hình rõ hơn khi đứng trước những lựa chọn trong tương lai".
Bà Phạm Doãn Hà My cho biết, thông qua cộng đồng được xây dựng , VIA có thể kết nối và cùng phát triển, từ đó xây dựng các chương trình giáo dục nghệ thuật ưu tú nhất cho tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên trên toàn quốc, đồng thời hợp tác cùng các hội đồng khảo thí âm nhạc, vũ đạo và trình diễn nghệ thuật hàng đầu thế giới mang đến giải pháp phù hợp với giáo viên và học viên ở mọi lứa tuổi, bao gồm các kỳ thi trực tiếp hoặc trực tuyến, với chi phí phù hợp.
Các khách mời tham dự tọa đàm |
Đối với các trường học và trung tâm đào tạo, VIA Education đưa ra những giải pháp, chuẩn mực về giáo dục sáng tạo. Các bằng cấp và chứng nhận âm nhạc và trình diễn nghệ thuật từ VIA Education có giá trị toàn cầu giúp học viên dễ dàng tham gia các chương trình học tại nước ngoài, bao gồm: Chứng chỉ âm nhạc Trinity College London, Chứng chỉ âm nhạc AMEB, Chứng chỉ âm nhạc MTB, Chứng chỉ Vũ đạo ISTD – NATD, Chứng chỉ trình diễn nghệ thuật I-PATH…
Chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn quốc tế, tích hợp các nội dung do giáo viên tự biên soạn, đến bộ sách và giáo trình tham khảo, kết hợp với các tài nguyên kỹ thuật số là những nền tảng cốt lõi hình thành nên một chương trình học tập thành công và sáng tạo.