TP.HCM: Gắn triển khai xã hội số với đảm bảo an toàn - an ninh thông tin

Trong nước - Ngày đăng : 04:34, 30/06/2023

Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Võ Thị Trung Trinh khẳng định TP.HCM đang quyết liệt triển khai các hạ tầng số để sẳn sàng triển khai chính quyền số, kinh tế xã và xã hội số.
TP.HCM: Gắn triển khai xã hội số với đảm bảo an toàn - an ninh thông tin

Phó giám đốc Sở TTTT TP.HCM Võ Thị Trung Trinh trả lời báo chí trong khuôn khổ sự kiện VNNIC Internet Conference 2023 diễn ra vào sáng 30/6

Trao đổi với báo chí bên lề phiên hội thảo chính tại sự kiện VNNIC Internet Conference 2023 với chủ đề “Quản trị Internet trong kỷ nguyên thông minh” diễn ra vào sáng 30/6, bà Võ Thị Trung Trinh - Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, về chiến lược phát triển Internet của TP.HCM trong thời gian tới thì thành phố đã ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển hạ hầng số.

"Hạ tầng số của thành phố sẽ đảm bảo cho chiến lược thực hiện chuyển đổi số của TP.HCM và tập trung cho câu chuyện phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số", đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết.

Cũng theo lời bà Trinh, TP.HCM tập trung vào những giải pháp để đưa đại đầu tư hạ tầng viễn thông của thành phố trong đó Internet và cách mạng băng thông rộng, thế hệ mạng 4G/5G, vả trên các nền tảng/cơ sở này là sử dụng các dịch vụ thông minh, đặc biệt là các nền tảng Internet vạn vật để phát triển đô thị thông minh. 

Những mục tiêu này sẽ đảm bảo cho việc đến năm 2025 thì 90% hộ dân tại TP.HCM có băng thông rộng để kết nối Internet. Đây là một trong những cái mục tiêu quan trọng của thành phố, những cá nhân tại TP.HCM sẽ có điện thoại di động thông minh để truy cập vào các dịch vụ thông minh của thành phố.

"Đây là một trong những chiến lược quan trọng nhất của triển khai thực hiện từ đây đến năm 2025 để đảm bảo với mục tiêu phát triển đô thị thông minh cũng như chương trình chuyển đổi số của thành phố", bà Trinh thông tin.

Đặc biệt là thành phố hướng đến việc phát triển xã hội số, do đó TP.HCM phải có thể cung cấp được đầy đủ phương tiện, công cụ kết nối để người dân của thành phố dễ dàng tiếp cận được các ứng dụng, dịch vụ thông minh hiện nay đang ứng dụng rộng rãi trên Internet. 

"Chúng tôi tập trung vào những giải pháp để đưa đầu tư hạ tầng viễn thông của thành phố trong đó Internet và các mạng băng thông rộng, và thế hệ mạng 4G/5G, và trên cơ sở đó là sử dụng các dịch vụ thông minh, đặc biệt là các nền tảng Internet vạn vật để phát triển đô thị thông minh", bà Trinh nói.

Những mục tiêu này sẽ đảm bảo cho việc là đến năm 2025 thì 90% hộ dân tại TP.HCM có được băng thông rộng để kết nối Internet.

z4475459132334-14b479d9508171032b619c887

Phó giám đốc Sở TTTT TP.HCM Võ Thị Trung Trinh trả lời báo chí

"Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của thành phố, những cá nhân tại TP.HCM sẽ có điện thoại di động thông minh để truy cập vào các dịch vụ thông minh của thành phố, đây là một trong những chiến lược quan trọng nhất của triển khai thực hiện từ đây đến năm 2025 để đảm bảo với mục tiêu phát triển đô thị thông minh cũng như chương trình chuyển đổi số của thành phố", đại diện Sở Thông tin và Truyền thông thành phố chia sẻ.

Đặc biệt, thành phố hướng đến việc phát triển xã hội số, do đó chúng tôi phải có thể cung cấp được đầy đủ phương tiện, công cụ kết nối để người dân thành phố dễ dàng tiếp cận các ứng dụng, dịch vụ thông minh hiện nay đang ứng dụng rộng rãi trên Internet, đặc biệt là những nội dung số và dịch vụ số.

Cũng theo lời Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, bên cạnh những ích lợi từ Internet thì chúng ta phải có những giải pháp phù hợp để hạn chế những rủi ro tiềm ẩn từ việc sử dụng Internet.

"Với TP.HCM, chúng tôi triển khai thứ nhất là vấn đề những cái giải pháp liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin để chúng ta sử dụng Internet hiệu quả. Vì khi chúng ta thực hiện công tác, trong quá trình chuyển đổi số thì toàn bộ hoạt động của chính quyền, nền kinh tế được diễn ra trên môi trường mạng, vì thể việc đảm bảo an toàn thông tin rất là quan trọng", bà Trinh nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, là trang bị cho người dùng những công cụ, kỹ năng, kiến thức để "tự đề kháng" trong vấn đề truy cập internet nhằm khai thác những lợi ích trên Internet, đồng thời hạn chế những rủi ro, hạn chế những ứng xử trên mạng xã hội sao cho phù hợp để chúng ta không trở thành "con mồi" của những cái đối tượng xấu, cũng như không tiếp tay cho việc chia sẻ những thông tin tiêu cực, xấu độc trên môi trường Internet.

Liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn - an ninh thông tin, với câu hỏi "đâu là những thách thức để chúng ta có thể quản trị Internet trong kỷ nguyên thông minh", ông Nguyễn Hồng Thắng - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (Bộ TTTT) cho biết, vấn đề đặt ra là khi mà kết nối trong kỷ nguyên thông minh với sự hiện diện của hàng chục tỷ thiết bị thông minh kết nối thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được hạ tầng Internet, mạng viễn thông thật tốt để phục vụ, để kết nối tất cả thiết bị ấy, đáp ứng theo nhu cầu kết nối với tốc độ cao, độ trễ thấp; và vấn đề thứ hai là thu thập và quản lý dữ liệu, rồi đảm bảo an toàn và chia sẻ dữ liệu, cũng như khai thác dữ liệu hiệu quả. Hay nói cách khác, bảo vệ sự an toàn trên mạng Internet, bảo vệ dữ liệu của người dùng Internet là vấn đề lớn trong kỷ nguyên thông minh.

z4475460321610-adadb7d247dba65449f94c89e

.

An Huy