Nghệ thuật và triết lý sống qua sách "Họa sĩ Ngô Đồng - Hiện thực đa chiều"

Sách hay - Ngày đăng : 02:14, 01/06/2023

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc tìm kiếm cách tiếp cận sáng tạo và khác biệt là mong muốn của mọi doanh nhân. Đặc biệt, khám phá và trân quý vẻ đẹp của hiện thực cuộc sống cùng những triết lý giản đơn mang lại những thay đổi tích cực cũng là mục tiêu của họ.
Nghệ thuật và triết lý sống qua sách

Cuốn sách Họa sĩ Ngô Đồng - Hiện thực đa chiều xuất bản bởi Nhà xuất bản Mỹ Thuật đã mang đến một góc nhìn sâu sắc và mới mẻ về mối liên hệ giữa cuộc sống, kinh doanh, thiền và triết lý cuộc sống. Cuốn sách không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà còn là nguồn cảm hứng và bài học quý giá cho những người muốn khám phá những lĩnh vực này.

Thưởng thức vẻ đẹp đa chiều của cuộc sống

Khởi đầu cuốn sách là câu nói của tác giả: “Tôi yêu thích thứ nghệ thuật có căn nguyên, duyên cơ từ đời sống thật. Khi chúng ta đủ tinh tế, đủ chân thành để rung cảm trước cái đẹp của đời sống, thì sẽ không bao giờ sợ bị cạn nguồn sáng tạo, càng không sợ sẽ không tìm ra cái mới cho nghệ thuật của mình”. Đây thực sự một cuốn sách đầy cảm hứng để khám phá và trân quý vẻ đẹp đa chiều của cuộc sống. Cuốn sách này là một bộ sưu tập gồm 85 bức tranh và câu chuyện của họa sĩ Ngô Đồng, bắt đầu từ năm 2007 và kéo dài cho đến nay.

Qua những bức tranh của mình, họa sĩ Ngô Đồng không chỉ tìm kiếm góc nhìn sáng tạo trong nghệ thuật, mà còn khám phá và truyền tải cái đẹp và ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy. Những tác phẩm của ông mang đến một góc nhìn mới, tươi sáng và sâu sắc về cuộc sống và giá trị của nó. Mỗi bức tranh đều chứa đựng một triết lý sâu xa về cuộc sống và con người, và nó thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa lý luận và thực tế, nghệ thuật và cuộc sống.

Có nhiều bức tranh chân dung với nguyên mẫu là các họa sĩ đồng nghiệp của Ngô Đồng. Tuy nhiên, không ít gương mặt trẻ hoàn toàn không liên quan đến nghệ thuật cũng xuất hiện trong các bức tranh. Đôi khi họa sĩ bắt gặp những người này đang làm việc trong quán cà phê hoặc đi trên đường phố và chúng đã thức tỉnh sự sáng tạo của họa sĩ. Ngô Đồng say mê vẽ để ghi lại những nét đẹp giản dị nhưng vẫn thể hiện sự nổi bật và cá tính độc đáo của mỗi người.

Trước khi chuyển sang phong cách hiện thực, họa sĩ Ngô Đồng đã vẽ nhiều bức tranh siêu thực. Tuy nhiên, ông đã cảm thấy ấm áp và yên bình hơn khi chuyển sang phong cách hiện thực và thấy cuộc sống trở nên đẹp hơn. Ông tìm kiếm sự kết hợp giữa lý luận và thực tế, nghệ thuật và cuộc sống trong các tác phẩm của mình.

-4304-1685596481.jpg

Tác phẩm Đối thoại từ bãi tắm Hoàng hậu vẽ sơn dầu, được họa lại từ nguyên mẫu của doanh nhân Minh Đăng - Chủ tịch HĐQT Công ty Nước từ trường Koro

Bức tranh “trong phòng triển lãm” trang 141

Đây là một trong những bức tranh cuối cùng họa sĩ Ngô Đồng hoàn thành vào đầu năm nay trước thềm ra mắt cuốn sách này. Bức tranh đánh dấu một triết lý đặc biệt sâu xa mà đối với họa sĩ “nó mang tầm thế giới”.

Họa sĩ Ngô Đồng kể, tình cờ bắt gặp nguyên mẫu đang đứng một mình trong phòng triển lãm, nhắn tin làm việc, ánh mắt rạng rỡ và tình cảm, bận rộn nhưng thảnh thơi. Một góc phòng triển lãm bừng sáng với màu áo đỏ. Và khoảnh khắc ấy, vẻ đẹp của sự thảnh thơi bận rộn ấy khiến họa sĩ phải thốt lên với người bên cạnh: “Đẹp quá, đi triển lãm tranh mà thấy được bức tranh của mình đang đứng nhắn tin. Tôi tiến lại gần hơn và xin phép được vẽ bức tranh này.

Chia sẻ về cuốn sách, doanh nhân Minh Đăng cũng cho biết, sự gặp gỡ này có thể xem là một sự kết hợp hoàn hảo giữa hai người với hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau nhưng lại chứa đựng một sự tương đồng đáng kinh ngạc: dù hai người có lĩnh vực chuyên môn khác nhau, nhưng cả hai đều có quan điểm cốt lõi giống nhau: “Đưa mọi thứ về bản chất và đưa nó trở lại đời thường phục vụ cho cuộc sống bình thường của mỗi con người”. Đây là một triết lý vô cùng nhân văn và thực tế mà họa sĩ Ngô Đồng muốn gửi gắm tới người xem qua bức tranh, không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt mà nó còn là một lời nhắn nhủ sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống hằng ngày.

Cuối cùng, triết lý được rút ta: “Chỉ khi người doanh nhân không còn nhầm lẫn giữa mình và cái tôi của mình, thì mới không còn bị cái tôi che mắt và mới có được những phẩm chất cần thiết để kiến tạo ra một doanh nghiệp thành công một cách bền vững, trường tồn. Thiền, nếu được thực hành đúng cách, sẽ giúp cho người doanh nhân thoát khỏi sự chi phối của cái tôi và thực sự tập trung vào các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng quan trọng nhất để giúp người doanh nhân dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công”.

Ngọc Nguyễn