Xanh vỏ, đỏ lòng
Quản trị công nghệ - Ngày đăng : 03:01, 24/06/2009
![]() |
Không phải màu xanh bóng bẩy trong cuộc chạy đua thời trang, mà các tiêu chuẩn thân thiện môi trường mới là xu hướng chi phối việc thiết kế các sản phẩm công nghệ.
![]() |
● Theo tính toán của Global e-Sustainability Initiative (GeSI), nguồn điện năng để vận hành tất cả PC và máy chủ trên thế giới trong một ngày tương đương với công suất của 14 nhà máy điện cỡ lớn. Còn lượng khí carbon mà chúng thải ra thì không thua gì ngành công nghiệp hàng không.
Chính vì vậy, cùng với xu hướng bảo vệ môi trường trên mọi lĩnh vực sản xuất, “xanh hóa” đang là tiêu chuẩn nhãn hiệu sống còn đối với các nhà sản xuất công nghệ. Chính vì vậy, các nhà sản xuất PC hàng đầu nước Mỹ hiện nay như HP, Dell và Apple ngày nay đều đồng loạt tuyên bố sản phẩm của mình là “xanh” nhất trên thị trường. Các hãng này đều cho biết sẽ có những kế hoạch mới cho các sản phẩm thân thiện với môi trường sắp ra mắt người tiêu dùng.
Dell khởi đầu với những cố gắng tái chế linh kiện, trong khi đó, Apple loại bỏ các thành phần độc hại như PBR trong các bảng mạch và vật liệu sản xuất. Cuối cùng là HP, đang giữ vị trí số 1 trên thị trường Mỹ mà trước đây Dell chiếm giữ, thì tập trung vào việc sử dụng các thành phần đóng gói sản phẩm thân thiện môi trường...
● Những chiếc laptop an toàn đối với môi trường được Hội đồng Điện tử xanh (GEC) chứng nhận bằng tem EPEAT (Công cụ đánh giá yếu tố môi trường sản phẩm điện tử - Electronic Product Environmental Assessment Tool). Công cụ này sẽ giúp phân loại laptop dựa trên tác động đến môi trường, vật liệu chế tạo, đóng gói, tiêu thụ điện năng và nhiều tiêu chí khác.
Một số chủng loại laptop cao cấp hiện nay đã chuyển sang sử dụng đèn màn hình LED để tiết kiệm năng lượng ở mức tối đa. Màn hình LED có mức tiêu thụ năng lượng tối thiểu, ít hơn 30% so với các loại màn hình LCD truyền thống. Những chất liệu nguy hiểm cho môi trường như cátmi, thủy ngân, chì, crom hóa trị 6, chất chống cháy, chất làm dẻo và PVC đều không được khuyến nghị sử dụng. Ngoài ra, pin của laptop phải là loại không chì và không chứa thủy ngân.
● Theo tiêu chuẩn EPEAT, các kim loại nặng không được sử dụng trong bao bì đóng gói sản phẩm. Rất nhiều nhà sản xuất, trong đó có Apple và HP đã bắt đầu sử dụng những vật liệu tái chế để đóng gói laptop, vừa để tiết kiệm chi phí, vừa giúp bảo vệ môi trường. EPEAT cũng đưa ra các yêu cầu tương tự đối với pin laptop. Những chiếc laptop “xanh nhất” đều phải đảm bảo các tiêu chí phân hủy và tái chế rất chặt chẽ.
Trong khi đó, Ủy ban Châu Âu (EC) và Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ vừa ký thỏa thuận về chuẩn Energy Star nhằm đảm bảo các máy tính, máy in và máy photo được bán ra tại thị trường Mỹ và các nước thuộc Liên minh Châu Âu tiêu thụ điện năng hiệu quả hơn. Để đạt được chuẩn này, các sản phẩm phải có mức độ tiết kiệm năng lượng nhất định so với các sản phẩm thông thường.
- Aspire Timeline đạt chuẩn Energy Star 5.0 sẽ tiết kiệm 1.752W mỗi năm, tương đương năng lượng thắp sáng một bóng đèn 15W liên tục trong 116 ngày. |