Website lờ đờ, hộp thư không tới
Quản trị công nghệ - Ngày đăng : 08:31, 15/08/2009
![]() |
Cổng/trang thông tin điện tử (TTĐT) phải cập nhật thông tin ít nhất một lần mỗi ngày trong những ngày làm việc. Đó là một trong những nội dung được quy định trong Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Quy định này áp dụng cho các cổng/trang TTĐT của cơ quan nhà nước cấp Trung ương và địa phương.
![]() |
Theo thống kê, đến nay đã có 90,9% bộ và cơ quan ngang bộ, 95,2% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cổng/trang TTĐT. Trang bị là một chuyện, nhưng trang TTĐT hữu ích như thế nào còn phụ thuộc vào công tác khai thác và duy trì. Muốn khai thác tốt phải cập nhật thông tin thường xuyên, muốn duy trì thì phải có nhân viên đảm trách. Cả hai yếu tố này đều phụ thuộc vào con người, gắn với sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị, có nhân sự chuyên trách trang TTĐT được quy định rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể. Thực tế hiện nay là nhiều trang TTĐT cập nhật thông tin rất chậm, chính vì thế thiếu sức sống, tính hữu ích không cao, nên số lượt truy cập thấp. Đó là những “website lờ đờ”, còn cách rất xa với mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử và đa dạng hóa các dịch vụ hành chính công phục vụ nhân dân và cải cách hành chính.
Nhiều loại thông tin quan trọng và thiết yếu liên quan tới dân sinh đã được Thông tư 26 quy định rõ, như thông tin hướng dẫn các thủ tục hành chính; thông tin về các dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm; địa chỉ hộp thư điện tử của từng đơn vị và cán bộ, công chức có thẩm quyền... Đối với trang TTĐT tiếng Anh, các văn bản quy phạm pháp luật phải được cập nhật chậm nhất là hai ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành. Phải nhìn nhận rằng, những quy định này có tính ý chí cao. Bởi trên thực tế, hiện nay, nhiều văn bản pháp quy sau khi ban hành hai ngày chưa thể tới được các cơ quan, ban ngành. Quy định về công khai hộp thư cũng sẽ gặp không ít trở ngại. Thực tế hiện nay, không phải công chức nào cũng đã được trang bị hộp thư điện tử, mà theo số liệu của Bộ thông tin và Truyền thông.
Những quy định trong Thông tư phải nói là rất cần thiết và rất đáng hoan nghênh. Thế nhưng, các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức thực thi Thông tư này như thế nào, ai giám sát và kiểm tra, nếu phát hiện không tuân thủ đúng thì xử lý ra sao vẫn là một câu hỏi khó trả lời. Cần phải lường trước tình trạng quy định thì cứ quy định, nhưng thực hiện hay không thì phụ thuộc hoàn toàn vào quyết tâm của lãnh đạo mỗi cơ quan, đơn vị. Những người chuyên trách cần được cấp kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi để làm việc, và họ cũng chỉ thực sự sợ lãnh đạo của chính đơn vị mình.
Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hiện còn đến 43% cán bộ, công chức chưa được cung cấp hộp thư điện tử. Trong số cán bộ, công chức đã được cấp, số người không sử dụng thường xuyên chiếm đến 19%. Tại khu vực các bộ, ngành và cơ quan thuộc Chính phủ, còn 20% cán bộ, công chức chưa được cấp hộp thư điện tử, 33% số người đã được cấp nhưng không sử dụng thường xuyên... Với thực trạng này, liên lạc giữa người dân và cán bộ gần như là không có. |