Đi tìm chân dung thương lái

Chính sách mới - Ngày đăng : 00:19, 07/04/2010

Hiểu thương lái như thế nào và họ là ai, khác gì với thương nhân? Câu hỏi ấy đã được Báo Doanh Nhân Sài Gòn đưa ra ngay từ đầu khi quyết định tổ chức cuộc thi viết và chụp ảnh với chủ đề “Vai trị thương lái trong nền kinh tế thị trường”.
Đi tìm chân dung thương lái

Hiểu thương lái như thế nào và họ là ai, khác gì với thương nhân? Câu hỏi ấy đã được Báo Doanh Nhân Sài Gòn đưa ra ngay từ đầu khi quyết định tổ chức cuộc thi viết và chụp ảnh với chủ đề “Vai trị thương lái trong nền kinh tế thị trường”.

Bên ngoài, người ta thường thấy thương lái ăn vận đơn giản: nữ thì áo bà ba, đồ bộ, đội nón lá hay nón vải rộng vành, bao tay, che mặt cho đỡ nắng, nam thì áo sơ mi bỏ ngoài quần hay áo thun với quần soọc gọn gàng; còn thương nhân thường ăn diện bảnh bao, xách túi đắt tiền, nữ đeo trang sức, nam thắt cà vạt...

So sánh về công việc, nhà báo Trần Hồng Tuyên đã tạm so sánh giữa thương lái và thương nhân: Thương lái mua nguyên liệu, còn người bán hàng tinh chế thì gọi là thương nhân. Thương lái tính toán nhanh, giao dịch đơn giản, còn thương nhân biết áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong giao dịch.

Thương lái có tinh thần tự lực, mua bán bằng vốn tự có, một số trong họ chính là nhà đầu tư, nhưng chưa được nhìn nhận vai trò nhà đầu tư (mua ghe, mua máy móc, thuê nhân công). Thương lái tự nghĩ cách quản lý; thương nhân biết tranh thủ chuyên gia cùng suy nghĩ. Thương lái tự tìm đối tác liên kết; còn thương nhân dựa vào cơ chế để xác lập đối tác.

Thương lái tự chịu rủi ro; còn thương nhân khi rủi ro có thể kêu nhà nước giúp. Quan hệ xã hội cấp cơ sở của thương lái thì thân thiện vì đó là nền tảng làm ăn sinh sống của họ; thương nhân chú ý quan hệ ở cấp cao hơn. Thương lái kinh doanh bằng kinh nghiệm; thương nhân vận dụng bằng tri thức và cao kiến. Mong đợi của thương lái là trở thành doanh nhân, nhưng thương nhân thì không muốn ai gọi mình là lái buôn.

Sự so sánh chỉ là tương đối nhưng cũng đủ để hình dung chân dung thương lái. Đã có những thương lái lập doanh nghiệp nhưng công việc mang tính lái buôn của họ vẫn còn, diện mạo bề ngoài của họ đã thay đổi cho phù hợp với những cuộc giao tiếp với giới doanh nhân, nhưng bản chất linh hoạt thị trường, gần gũi người sản xuất trong họ vẫn không thay đổi.

Vai trị lớn nhất của thương lái là cầu nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp. Thương nhân mua hàng của thương lái, họ hội nhập nhanh nên muốn người cung cấp hàng cho mình phải chọn hàng đạt chuẩn, có khi là chuẩn toàn cầu. Mâu thuẫn xảy ra khi yếu tố về kỹ thuật không đạt thì thương lái bị đánh giá thấp.

Thương lái rất ngại chia sẻ vì từ trước giờ họ mặc cảm bị coi rẻ. Muốn hiểu đời sống thương lái từng ngành hàng, tìm ra những thương lái hay, giỏi rất khó, nhờ các cơ quan nông nghiệp, thương mại địa phương giới thiệu thì họ không nắm được gì, những người viết phải đi hỏi nông dân, hỏi giới kinh doanh trong ngành hàng.

Thật đáng mừng, chính sự đồng cảm với thương lái - những người có công thầm lặng trong chuỗi sản xuất- tiêu thụ nông sản, thủy sản đã thôi thúc những người viết đi tìm họ.

P.V