Bài 2: Cần một chiến lược “níu chân và gợi nhớ”

Chính sách mới - Ngày đăng : 01:01, 24/04/2010

Khi nói đến phát triển du lịch, nhiều người chỉ liên tưởng đến việc phát triển dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi cho du khách, hay giới thiệu ra thế giới những cảnh quan...
Bài 2: Cần một chiến lược “níu chân và gợi nhớ”

Khi nói đến phát triển du lịch, nhiều người chỉ liên tưởng đến việc phát triển dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi cho du khách, hay giới thiệu ra thế giới những cảnh quan (thiên nhiên hoặc nhân tạo). Không ít ý kiến gắn liền du lịch với bãi tắm (beach), sòng bài (casino) và tình dục (sex).

Tuy nhiên, du lịch không chỉ có vậy. Bài viết này xin nêu một vấn đề khác, ít được chú ý hơn, nhưng thực tế lại góp phần rất lớn trong việc thu hút khách du lịch, cả cũ và mới, đó là quà lưu niệm.

Du lịch là một trong những con đường tốt nhất để quảng bá hình ảnh quốc gia. Một nền du lịch phát triển sẽ góp phần tạo nên tiếng tăm và vị thế cho quốc gia. Ngược lại, tiếng tăm và vị thế quốc gia sẽ tạo điều kiện để phát triển du lịch.

Những ai có dịp đi du lịch nước ngoài đều nhận thấy, các mặt hàng lưu niệm của họ rất độc đáo, phong phú và mang tính đặc trưng. Singapore có những món quà mang biểu tượng nhân sư, Malaysia có biểu tượng tháp đơi, Thái Lan có voi, Trung Quốc có sân vận động tổ chim hay Vạn Lý Trường Thành, Campuchia có Angkor Wat, Pháp cótháp Eiffel, Ý có tháp nghiêng Pisa, Nga có lật đật Petrushka…

Trong cùng một quốc gia, mỗi vùng, miền lại có những món hàng lưu niệm mang đặc trưng riêng. Những biểu tượng này thường gắn liền với hình ảnh của một quốc gia, vùng miền; nhìn thấy biểu tượng là biết nó của quốc gia, vùng nào. Nói chung, đó là những hình ảnh “không đụng hàng”. Và tâm lý chung, du khách nào cũng muốn mua một món đồ lưu niệm để nhớ về một vùng đất mà mình đã đi qua hoặc nghỉ lại…

Rất nhiều khách du lịch đến Việt Nam đã thất vọng khi muốn tìm mua quà lưu niệm. Ngay cả các hướng dẫn viên cũng thường lúng túng khi được du khách hỏi về vấn đề này, vì khơng biết nên giới thiệu thứ gì. Ở nhiều địa danh, cơng trình văn hĩa, di tích nổi tiếng của chúng ta, chỉ thấy bày bán những tấm bưu ảnh đơn điệu như từ cách đây vài chục năm, hầu như không có những món đồ thủ công mỹ nghệ được chế tác phỏng theo phong cảnh hay hình dạng các công trình này. Họa hoằn lắm mới thấy một vài món đồ mang hơi hướng “gợi nhớ”, nhưng lại được làm với chất lượng quá kém và mỹ thuật quá tồi.

Ngay cả Campuchia - một đất nước khá nghèo, không phải đã nổi tiếng về du lịch, mà mẫu mã quà lưu niệm của họ còn phong phú hơn chúng ta. Điều đáng phải học hỏi hơn là những món quà lưu niệm của họ đều đậm nét văn hóa Khmer cổ và hết sức độc đáo. Những món quà mang dấu ấn Angkor Wat luôn để lại ấn tượng lâu bền và tốt đẹp trong lịng du khách.

Một chiến lược phát triển du lịch không thể không kèm theo chiến lược “níu chân và gợi nhớ” thô ng qua các mĩn quà lưu niệm đặc trưng.

Tiếc rằng, ngành du lịch của ta chưa chú trọng đến vấn đề này. Xin kể một câu chuyện nhỏ khi đi du lịch Thái Lan. Sau khi tham quan Chùa Vàng, lúc về, bỗng nhiên tơi thấy một số thợ ảnh đưa ra những chiếc gương soi, có hình của mình lồng vào, cùng với hình của cảnh vật nơi mình vừa đi qua. Thật ngạc nhiên và thật thú vị!

Tuy không bắt buộc phải mua, nhưng hầu như ai cũng vui vẻ bỏ ra mười ngàn đồng tiền Việt để mua chiếc gương ấy làm kỷ niệm. Chưa thấy có điểm du lịch nào ở Việt Nam nghĩ ra cách “làm tiền” thơng minh và tạo nhiều thiện cảm này. Đất nước chúng ta không thiếu những di tích, những kỳ quan thiên nhiên mang tầm quốc tế.

Chúng ta cũng đang phát triển du lịch dựa trên thế mạnh này. Nhưng những món quà gắn liền với danh lam thắng cảnh ấy thì hầu như không thấy, hoặc nếu có thì cũng rất kém chất lượng. Vài ba chiếc nón lá, những chiếc áo thun mang các dòng chữ Saigon, Hà Nội, Vũng Tàu… đâu thể níu chân khách du lịch, cũng không phải là thứ cĩ thể gợi nhớ về Việt Nam.

Đã đến lúc cần một chiến lược phát triển quà lưu niệm được xây dựng và triển khai rộng khắp, đi cùng với chiến lược phát triển du lịch. Tương tự như một mĩn ăn, dù thịnh soạn cỡ nào nhưng nếu thiếu một chút gia vị đặc trưng thì cũng khó trở nên ngon miệng.

Quà lưu niệm không chỉ là “chút gia vị” cho ngành du lịch, mà còn là thứ để khách “gói mang về” và lưu luyến mãi về một kỷ niệm. Thứ “gói mang về” đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc mời gọi những du khách khác đến thăm đất nước và con người Việt Nam…

LONG NGUYỄN