Doanh nghiệp mạnh tay tiết kiệm điện

Chính sách mới - Ngày đăng : 09:47, 20/05/2010

Trước áp lực về thiếu hụt điện sử dụng trong mùa khô, các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng.
 Doanh nghiệp mạnh tay tiết kiệm điện

Dăk Lăk: “Vỡ nợ cà phê” hàng loạt

Hàng chục đại lý ký gửi cà phê ở Dăk Lăk đồng loạt vỡ nợ trong thời gian gần đây khiến nhiều hộ dân ở Dăk Lăk lâm vào cảnh trắng tay. Theo kiểm tra sơ bộ của Sở Công Thương tỉnh Dăk Lăk, ít nhất 24 doanh nghiệp (DN), đại lý cà phê trên địa bàn tỉnh đóng cửa do vỡ nợ hoặc “xù nợ” của dân. Trong đó, đã xác định được 14 DN, đại lý nhận ký gửi cà phê hoặc vay tiền của nông dân còn nợ tổng cộng 1.788 tấn cà phê (trị giá gần 50 tỷ đồng) và 37 tỷ đồng tiền mặt.

Những đơn vị có số nợ cà phê lớn như DN Hai Thận (huyện Ea Hleo) nợ 352 tấn, cơ sở Tâm Hiền (huyện Cư Mgar) nợ 228 tấn, cơ sở Chung Đạo (thị xã Buôn Hồ) nợ 230 tấn... Đây cũng chỉ là con số kiểm tra ban đầu, còn thức tế giá trị kinh tế của các vụ vỡ nợ còn lớn hơn nhiều. Tình trạng vỡ nợ cà phê ở Dăk Lăk hiện đang có dấu hiệu kiểu “dây chuyền”.

Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền bị buông lỏng nên đa số các đơn vị không chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh, nhận ký gửi cà phê không theo chế độ quản lý tại chính quy định. Nhiều đơn vị đã lợi dụng vào sự sơ hở này để lừa đảo, giật nợ. Trong số nạn nhân của các vụ vỡ nợ, giật nợ gần đây ở Dăk Lăk, thì nhiều người không có cà phê ký gửi mà giao tiền cho các DN, đại lý để quy đổi thành cà phê; sau đó họ vừa hưởng lãi suất (thông thường là hơn 2%/tháng) và chờ giá cà phê lên cao thì chốt bán để hưởng chênh lệch.

Theo điều tra viên của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Dăk Lăk, hiện việc xác định các chủ DN, đại lý vỡ nợ cà phê có dấu hiệu phạm tội lừa đảo là rất khó. Chỉ khi nào các ông, bà chủ này bỏ trốn thì mới có cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Lợi dụng vào điều này, nhiều chủ DN, đại lý có sau khi huy động được một khoản lớn, tìm cách tẩu tán tài sản thì tuyên bố vỡ nợ.

Doanh nghiệp mạnh tay tiết kiệm điện

Trước áp lực về thiếu hụt điện sử dụng trong mùa khô, các doanh nghiệp (DN) đã thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng. Trong đó, thay đổi bóng đèn thường bằng bóng đèn tiết kiệm điện là biện pháp ưu việt nhất tính đến thời điểm này. Ông Nguyễn Đông Hòa, Phó tổng quản lý khách sạn Caravelle, cho biết, trong năm 2009, nhờ thay thế các bóng đèn tiết kiệm, khách sạn đã tiết kiệm được hơn 500.000 kWh, tương đương hơn 1 tỷ đồng và giảm được hơn 200.000kg khí thải CO2 ra môi trường.

Bên cạnh đó, việc thay thế, cài đặt lại nhiệt độ và tiết kiệm năng lượng cho lò hơi cũng tiết kiệm được gần 400 triệu đồng/năm, giảm được khoảng 150.000kg CO2 thải ra môi trường. Mới đây, hệ thống siêu thị Big C đã đầu tư 13 tỷ đồng cho dự án tiết kiệm điện bằng việc thay mới toàn bộ các đèn huỳnh quang T8 bằng đèn huỳnh quang T5 và lắp đặt phần mềm giám sát và quản lý năng lượng tại tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc. Theo tính toán của Big C, dự án này sẽ mang lại cho Big C khoảng 1 triệu USD/năm.

Tiết kiệm điện chính là biện pháp tự giải nguy cho chính DN. Theo phản ánh của nhiều DN ở Bình Dương, Đồng Nai, từ tháng Tư trở lại đây, trung bình DN bị cắt điện 2 ngày/tuần, nhiều DN phải cho công nhân nghỉ việc từ 1-2 ngày trong tuần, sản lượng theo đó cũng giảm từ 15-20%. Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày VN cho biết, nếu tình hình cắt điện không được giải quyết, chắc chắn rất nhiều DN sẽ không hoàn thành đúng số lượng và thời hạn giao hàng cho đối tác. Vì vậy, nguy cơ mất và sụt giàm đơn hàng hoàn toàn có thể xảy ra.

DNSG