Tượng vàng Oscar và “thương hiệu” Hollywood…
Đời thường - Ngày đăng : 04:42, 28/02/2011
![]() |
Từ Oprah Winfrey, Jeff Bridges, Sandra Bullock đến Cate Blanchett… tất cả đều dõng dạc hô to câu nói cửa miệng nhằm tôn vinh người thắng cuộc trong hành trình chạm tay vào tượng vàng Oscar lần thứ 83. Không gian, không khí và một chút ấm long vì không có quá nhiều bất ngờ xảy đến.
Với những ai đã chứng kiến tận mắt phần trình diễn của những ngôi sao được, kết quả Oscar năm nay cho thấy hai xu hướng vẫn cần phải một đối mặt: những bộ phim lớn và những ngôi sao lớn áp đảo, trong khi ấn tượng sang tạo và độc đáo vẫn chưa có chỗ đứng trên bục nhận giải.
“Chợ” phải đông mới vui
Kể từ năm 2009, hạng mục quan trọng nhất của giải Oscar là Best Picture (Phim hay nhất) có một thay đổi đáng kể: tăng số lượng phim đề cử lên 10. Rất nhiều người hâm mộ phấn khích với sự làm mới này của AMPAS và cho rằng thêm 5 ứng cử viên sáng giá, giải thưởng danh giá sẽ trở nên…giá trị hơn.
![]() |
4 nghệ sĩ đoạt Oscar 2011 diễn viên xuất sắc nhất |
Nhưng liệu rằng cuộc chơi có phần gay cấn, hấp dẫn và bộ phim được trao giải có thật sự xứng đáng là xuất sắc nhất, hay nhất? Hãy nói ví dụ cụ thể của năm 2010 với The Ghost Writer, The Town… một số phim ấn tượng không được lựa chọn hay như Winter’s Bone, The Kids Are All Right trong danh sách đề cử là những tác phẩm kinh phí thấp, có thể xuất thân từ dòng phim độc lập vẫn phải ngậm ngùi nhìn tên tuổi lớn Steven Spielberg xướng tên The King’s Speech với giải Phim hay nhất, lật đổ “sự càn quét dữ dội” của The Social Network (đạo diễn David Fincher).
![]() |
Colin Firth, Oscar 2011 nam diễn viên |
![]() |
Jeff Bridges và Natalie Portman, Oscar 2011 Nữ diễn viên xuất sắc nhất |
![]() |
Melissa Leo, Oscar 2011 nữ vai phụ |
The Social Network liên tiếp nhận nhiều giải thưởng lớn tiền Oscar cho đến khi thất bại ở SAG và BAFTA như một điềm báo, dẫu sao thì đây cũng là bộ phim được giới trẻ ghiện facebook bàn tán suốt thời gian qua. Có thể nói, phần lớn người bỏ phiếu cho The King’s Speech rất có khả năng thuộc về những đạo diễn, diễn viên gạo cội gốc Anh.
Nói như vậy không phải là đánh giá quá cao The Social Network, cuốn phim có kinh phí 40 triệu USD thu về triệu 220 triệu USD, phác họa toàn bộ khung cảnh chung của giới trẻ đô thị. Thật lòng mà nói, con số 10 đối với Oscar chỉ để xôm tụ đông vui, bởi vì không nói thì ai cũng biết rõ 5 phim nào xuất sắc nhất và 5 phim nào chỉ là “vớt” để làm tròn số 10 xinh đẹp. Và tất nhiên từ đó, sẽ chẳng hề có kịch tính, gay cấn và hấp dẫn nào giữa 10 bộ phim đề cử hàng năm.
Nghệ sỹ thực tài và ngôi sao sáng giá
Julianne Moore, Annette Bening… đều là những cái tên kém duyên bạc phận với Oscar. Điển hình như Moore, một trong số ít những diễn viên sinh năm 1960 có 4 đề cử Oscar nhưng vẫn chưa đủ cơ may thắng giải. Moore đóng xuất sắc không kém đồng nghiệp Annette Bening trong The Kids Are All Right nhưng rốt cuộc chỉ có Bening nhận được hưởng ứng nhiệt tình từ khán giả kèm đề cử Oscar.
Bening luôn được coi là “dark horse” trong các cuộc tranh đua ở giải Oscar trước đây nhưng người đời độc miệng gọi cô là “con ngựa già” bởi Bening luôn phải đối đầu với những “chú ngựa trẻ trung”, khỏe khoắn và nhanh nhẹn hơn trên trường đua để cán đích. Năm 2000, Bening bại trước Hilary Swank, năm năm sau lịch sử lập lại khi Bening tiếp tục thua Swank.
Và năm năm sau đó, người ta suýt bổ ngửa nếu như Hilary Swank được đề cử với phim Conviction và đối đầu với Bening. Chuyện ấy đã không xảy ra, và Natalie Portman chính là vật cản lớn nhất, một diễn viên tròn 30 tuổi và tài năng nhất nhì Hollywood đã chiến thắng thuyết phục. Thất bại của Bening và ẩn đằng sau hàng loạt sự kiện của những kẻ “over-due” là lời nguyền kì bí chưa được lí giải tại Hollywood.
Bởi không chỉ riêng Bening, Julianne Moore mà lịch sử Oscar đã có Glenn Close, Deborah Kerr…hẳn nhiên Natalie là Ngôi sao sáng giá, người đã càn quét tất cả các giải thưởng giá trị nhất trước thềm Oscar cho những nỗ lực với vai diễn Thiên nga đen trong phim cùng tên. Hình ảnh Natalie cầm tượng vàng trên tay, gợi nhớ đến hình ảnh hai bà bầu cũng đã được Oscar vinh danh là Catherine Zeta-Jones (Chicago, 2002) và Rachel Weisz (The Constant Gardener, 2005).
Danh sách thắng giải các hạng mục quan trọng: - Phim hay nhất: The King’s Speech |
Trong số những nam diễn viên giành đề cử Oscar năm nay, có hai điều thú vị: Leonardo DiCaprio ấn tượng với Inception và Shutter Island bỗng dưng bị loại khỏi cuộc chơi từ rất sớm, trong khi James Franco - đồng thời là MC Lễ trao giải, nhận đề cử từ phim 127 Hours. Nếu như Colin Firth là diễn viên nam duy nhất đến nay nhận hai giải BAFTA liên tiếp hai năm, thắng thuyết phục tại Oscar với vai vua George VI trong The King’s Speech thì tài tử Tây Ban Nha Javier Bardem gây bất ngờ khi bộ phim Biutiful của anh, ít tiếng vang nhưng vẫn giúp anh có đề cử lấn át cả Leo và Ryan Gosling (phim Blue Valentine).
Thuyết phục trong số 5 đạo diễn được đề cử, chỉ có thể là Darren Aronofsky, nhưng Oscar thì xướng tên Tom Hooper trong khi David Fincher mới là người giành được nhiều dự đoán chiến thắng của số đông. Ngoài lề và rộng hơn trong số 10 phim đề cử Phim hay nhất, chính là sự vắng mặt gây thất vọng lớn.
Inception dù gì đi chăng nữa, vẫn là một hiện tượng của năm, ra mắt từ mùa Hè nhưng đến thời điểm này, vẫn còn có người tìm mua DVD về xem. Các giải thưởng còn lại cũng có tiếng nói riêng, rất nhiều khán giả trẻ bầu chọn cho Amy Adams thay vì chiến thắng đã thuộc về bạn diễn chung Melissa Leo trong The Fighter. Hạng mục gây chú ý với khán giả Việt Nam và các quốc gia bên ngoài nước Mĩ là giải Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Năm nay, Ocsar chọn In a Better World (đã đoạt Quả cầu vàng) của Đan Mạch, một phim thuộc dòng chính thống và “sến” đúng kiểu AMPAS.
Tuy nhiên, hầu hết các blogger và nhà phê bình quốc tế thì Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives (Cành cọ vàng LHP Cannes) của Thái Lan và Dogtooth của Hy Lạp mới chính là những phim nước ngoài xuất sắc nhất trong năm. Nói như thế không có nghĩa những cái tên thắng giải Oscar năm nay không xứng đáng, chẳng qua là vì Oscar cũng chỉ mãi là Hollywood: có chất xám đấy nhưng vẫn “lúng ta lúng túng” giữa một Ngôi sao sáng giá và Nghệ sỹ thực thụ.
Nhưng nếu Oscar phân chia quá rõ hai trường phái này, thì e rằng nó sẽ không còn là Oscar của AMPAS nữa, chúng ta đang nói đến một giải thưởng chính thống và nó cần phải phổ thông trong mắt của số đông. Chỉ vậy thôi.