Đặt trọng tâm kiểm toán vào lĩnh vực “nhạy cảm”

Trong nước - Ngày đăng : 06:28, 18/10/2011

Trọng tâm kiểm toán là các lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, phát triển đô thị, quản lý khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản...
Đặt trọng tâm kiểm toán vào lĩnh vực “nhạy cảm”

Trọng tâm kiểm toán là các lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, phát triển đô thị, quản lý khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản...

>> "Kiểm toán" nền văn hóa doanh nghiệp
>> Lựa chọn công ty kiểm toán: Ai so bó đũa?
>> Dự Luật Kiểm toán độc lập: Có làm khó doanh nghiệp?
>> Ngành kiểm toán: Hụt cả chất và lượng?

"Kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm soát phải thẳng thắn, có kiến nghị đề xuất xem xét trách nhiệm của từng cấp, cá nhân có liên quan".

Đó là một nội dung đáng chú ý tại Chỉ thị số 1618/CT-KTNN về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ và nâng cao chất lượng kiểm toán, vừa được Tổng kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũng ký ban hành ngày 17/10.

Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong quản lý và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán thời gian qua, Chỉ thị cho rằng hoạt động kiểm toán còn có hiện tượng trung lắp, chưa triển khai được nhiều cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề với các nội dung được xã hội quan tâm, phương pháp kiểm toán của một số đoàn kiểm toán thiếu sáng tạo, còn sức ỳ, chậm đổi mới…

Vì vậy, Tổng kiểm toán Nhà nước yêu cầu các đoàn kiểm toán cần tập trung kiểm toán theo chiều sâu, xác định rõ trọng yếu và mục tiêu kiểm toán để áp dụng phương pháp kiểm toán phù hợp…

“Các kiểm toán nhà nước chuyên ngành và kiểm toán nhà nước khu vực chủ động và linh hoạt trong việc xác định đối tượng kiểm toán theo nhiệm vụ được giao, đẩy mạnh kiểm toán hoạt động và tiếp cận trên nhiều khía cạnh, mạnh dạn đi vào những lĩnh vực mới, nhạy cảm, được dư luận xã hội quan tâm…”, Chỉ thị nêu rõ.

Cụ thể, Tổng kiểm toán Nhà nước chỉ đạo lựa chọn các chuyên đề kiểm toán theo lĩnh vực, theo khối và đặt trọng tâm vào lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, phát triển đô thị, quản lý khai thác và kinh doanh tài nguyên, khoáng sản; đánh giá việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, từ đó có thể tiếp cận đối tượng kiểm toán thuộc mọi thành phần kinh tế và trên nhiều phương diện khác nhau.

“Kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm soát phải thẳng thắn, có kiến nghị đề xuất xem xét trách nhiệm của từng cấp, cá nhân có liên quan…”, Chỉ thị nêu rõ.