Đi bằng đầu
Chat với chuyên gia - Ngày đăng : 05:58, 06/02/2013
Những năm qua, kinh tế khó khăn kéo theo sự sụp đổ của nhiều DN, nhất là lĩnh vực chứng khoán và bất động sản. Vào thời điểm bất động sản và chứng khoán lên cao vùn vụt, nhiều người được lợi kếch xù, tôi đã nhận thức được quy luật “nơi nào lợi nhuận cao thì rủi ro cao” và cái gì “căng” quá thì sẽ vỡ thôi.
Có người hỏi tôi: “Có phải do lòng tham đã khiến các nhà đầu tư không phân định rõ ranh giới giữa đầu cơ và kinh doanh hay chính môi trường kinh doanh đã kích thích lòng tham?”. Theo tôi, nguyên nhân do cả hai, nhưng lòng tham thì cũng không có tội. Trong bộ phim “Phố Wall”, nhân vật chính của phim này dõng dạc tuyên bố: Lòng tham là tốt.
Câu này sau trở thành “châm ngôn” của những nhà đầu cơ ở Phố Wall. Tôi nghĩ có hai loại tham: tham lam và tham vọng. Tham lam thì không tốt, cũng dễ dẫn đến thất bại, nhưng tham vọng chính là động lực bên trong thúc đẩy nhà kinh doanh có nhiều sáng kiến tạo ra lợi nhuận, mang lại lợi ích cho mình và cho xã hội, cộng đồng.
Ví dụ như trường hợp của tôi, vào những lúc nản chí, muốn buông bỏ để về núi tu hành, tôi lại nghĩ đến 3.000 con người của Tập đoàn đang nhìn vào tôi, cuộc sống của họ và gia đình họ dù sao cũng phụ thuộc vào quyết định của tôi. Hoặc khi nhận thấy sản phẩm của mình đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, trong khi đất nước đang rất cần ngoại tệ, thì tham vọng trong tôi lại nổi lên: Tôi muốn Tôn Hoa Sen có mặt trên thị trường ASEAN và mở rộng ra các thị trường khác.
Song, dù tham lam hay tham vọng, khi đứng trước tình hình khó khăn, những thay đổi ngoài tính toán của thị trường, người lãnh đạo DN phải là người sáng suốt, tỉnh táo để thay đổi tư duy, dám đối mặt với các “vách đá” đang cản đường để tìm giải pháp vượt qua nó. Thực tế từ năm 2008, ít nhất có hai lần Hoa Sen rơi vào tình thế cận kề vực thẳm.
Đó là lần giá thép từ 1.100 USD xuống 400 USD/tấn do khủng hoảng tài chính ở Mỹ lan rộng. Ngay lúc này, tôi đã nhanh chóng quyết định: “Nếu tiếp tục ngồi chờ thị trường lên giá thì khoản lỗ sẽ càng trầm trọng hơn, vì vậy, bất chấp giá nào cũng phải cắt lỗ bằng cách đẩy hàng tồn kho”. Và với tư duy này, tôi đã đưa ra sách lược kịp thời và nhanh chóng ổn định tình hình kinh doanh trở lại.
Giai đoạn thứ hai là từ năm 2010 đến đầu năm 2011. Chúng tôi vừa ép cọc đầu tiên thử tĩnh xây dựng Nhà máy Hoa Sen Phú Mỹ thì ngân hàng bắt đầu siết tín dụng. Lãi suất tăng vù vù, lên 20%, tỷ giá tăng 10% khiến chi phí sản xuất tăng cao. Nhà máy cần 1.000 tỷ đồng vốn đối ứng, mới phát hành được hơn 500 tỷ đồng thì thị trường chứng khoán lao dốc, không làm sao phát hành tiếp được.
Trong tình huống đó, tôi buộc phải quyết định: dùng vốn ngắn hạn tài trợ cho đầu tư trung hạn nhưng đầu tư nhanh, dây chuyền nào xong cũng có sản phẩm bán liền để tăng dòng tiền.
Hiện, tôi đang thử nghiệm mô hình nhượng quyền đại lý phân phối để mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. Qua một số điểm thử nghiệm, tôi thấy khả thi, nhưng cũng cần thêm thời gian để khẳng định tính hiệu quả của mô hình này.
Từ trải nghiệm của mình, tôi khẳng định, để đi đúng con đường phát triển bền vững thì chính DN phải tự thay đổi tư duy kinh doanh, tránh cho mình những đổ vỡ thấy trước. Tuy nhiên, nếu tự một mình DN phát triển bền vững thì cũng không đủ mà còn rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ với các chính sách đúng đắn và hỗ trợ hiệu quả các DN, không phân biệt DN nhà nước hay tư nhân, điều này sẽ giúp các DN bền vững, mà DN bền vững thì nền kinh tế mới bền vững.
Tôi ví dụ: một DN xuất khẩu bị kiện chống phá giá, thì trước hết DN đó phải trông cậy nhiều vào sự hỗ trợ pháp lý và ngoại giao của Chính phủ. Nếu Chính phủ cho đây chỉ là chuyện cạnh tranh của DN đó, mà không tích cực hỗ trợ, thì làm sao hàng hóa Việt Nam có thể xuất khẩu, mang về ngoại tệ cho DN và đất nước. Chính vì chúng tôi xây dựng sản nghiệp trên những đồng vốn của mình, nên chúng tôi phải tự mình học hỏi, luôn thay đổi mình để nhận biết cái gì cần làm để tạo ra hiệu quả cho DN.
Sự nhận biết và thay đổi này rất quan trọng, ví dụ mới đây tôi có trả lời phỏng vấn một tờ báo kinh tế, có ý nhấn mạnh cái biết này, tôi tự cho tôi là “người biết đi ngược dòng” nghĩa là dùng cái đầu để đi, chứ không phải chỉ “đi ngược dòng” bằng đôi chân. Nhờ vậy, tôi tự tin để nói rằng năm 2012 chúng tôi đã vượt qua được thì 2013 và những năm trước mắt chúng tôi sẽ tiếp tục lộ trình phát triển đã vạch ra, giữ vững vị trí hàng đầu của ngành tôn thép tại Việt Nam và từng bước chiếm lĩnh thị trường khu vực các nước