Bí quyết tuyển chọn nhân viên của Steve Jobs
Chat với chuyên gia - Ngày đăng : 02:17, 09/10/2013
Trong cuốn sách "Lãnh đạo Apple cùng với Steve Jobs", tác giả đồng thời là cựu phó chủ tịch của Apple - Jay Elliot đã phác họa chi tiết cách Jobs tạo động lực cho mọi người, tiếp tục theo đuổi sự xuất sắc và hình thành các nhóm sáng tạo. Trong phần trích dẫn dưới đây, Elliot - người được đích thân Jobs tuyển chọn - đã khắc họa các chiến lược tuyển chọn nhân viên hạng A của người sếp cũ.
>Bí mật tuyển dụng của ông chủ Alibaba |
Để viết cuốn sách Trong công ty của những người phi thường, các tác giả Rama Dev Jager và Rafael Ortiz đã hỏi Steve Jobs về việc tạo gắn kết cho một đội nhóm. Ông đã nói với họ: "Khi bạn đang làm tại một công ty mới thành lập, 10 người đầu tiên sẽ quyết định liệu công ty đó có thành công hay không”. Bạn muốn tuyển dụng được những nhà cải cách tài giỏi? Hãy tham khảo một số ý tưởng dưới đây của Steve Jobs:
Xác định rõ các yêu cầu nhưng đừng cứng nhắc
Mới nhìn qua, điểm này có vẻ rất khó thực hiện. Nhưng thường thì người làm công việc tuyển dụng đã không suy nghĩ kỹ về việc xác định một cách xhinhs xác nhu cầu tuyển dụng.
Bạn có thể đang phỏng vấn một người hoàn hảo mà lại không nhận ra điều đó. Hoặc là người đảm nhiệm công việc tuyển dụng đó có thể đang tìm kiếm kiểu người không đúng với yêu cầu của vị trí đó. Trong trường hợp xấu nhất thì bạn sẽ có nguy cơ cao là tuyển sai người.
Steve luôn rất sắc sảo trong việc nắm bắt nhu cầu. Thế nhưng cùng lúc đó ông lại không hề cứng nhắc trong việc đặt ra các tiêu chuẩn chuyên môn mà ông muốn ứng cử viên có.
Đôi lúc tôi phải ngạc nhiên với những lựa chọn của ông ấy vì ông có thể thấy điều gì đó ở một ứng viên, điều mà những người khác khó mà thấy được, điều đó mách bảo với ông rằng: “Đây chính là người thích hợp cho công việc này”.
Điều đó đã xảy ra với Susan Kare. Khi còn học ở trường trung học tại Pennsylvania, Susan đã quen biết Andy Hertzfeld, người sau này trở thành một trong những thành viên đầu tiên của Mac.
Steve rất say mê “giao diện có hình ảnh dành cho người dùng” mà anh thấy tại trung tâm nghiên cứu Xerox's Palo Alto, họ đã sử dụng các biểu tượng trên màn hình để việc thao tác hàng ngày trở nên rành mạch và dễ dàng; bạn dùng những biểu tượng như vậy khi muốn kéo thứ gì đó vào biểu tượng thùng rác.
Vậy ai đã tưởng tượng ra những biểu tượng này và những phần khác của việc thiết kế trên màn hình những tiện ích dễ sử dụng làm hài lòng những người dùng? Andy đã gợi ý Susan, người mà anh đã từng tin sẽ trở thành một nghệ sĩ tài năng.
Hầu như bất cứ lãnh đạo nào ở trong hoàn cảnh này cũng không thể đồng ý để Susan tới dự phỏng vấn vì: cô là một nghệ sĩ sáng tạo không có hiểu biết gì về công nghệ. Cô lại không có bằng cấp gì về lĩnh vực này nữa.
Nhưng Steve đã thấy được sự sắc sảo của cô, khả năng nắm bắt nhanh chóng và sự sáng tạo cho thấy cô có thể đóng góp vào sự sáng tạo đổi mới mà Steve cam kết có. Ông quyết định rằng tài năng, niềm đam mê và sự tinh nhạy của Susan quan trọng hơn lỗ hổng trong kiến thức nền tảng công nghệ của cô. Ông đã chấp nhận cô trở thành một thành viên quan trọng của Mac.
Đừng hạn chế việc tìm kiếm của mình với những phương thức thông thường
Việc Steve chấp nhận lời mời tới giảng bài tại trường đại học Stanford đã trở thành công việc hằng ngày của ông. Các sinh viên coi đó là một đặc ân hiếm hoi để thảo luận về các vấn đề kinh doanh trong cuộc sống thực với một doanh nhân sở hữu một công ty mới vừa trở thành công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất máy tính cá nhân.
Nhưng đây là việc có tác động qua lại. Steve cảm thấy được các sinh viên này tiếp thêm cảm hứng và năng lượng. Và ở bất cứ nơi nào ông đến, ông đều giương ăng-ten để tìm kiếm các ứng cử viên tiềm năng cho nhóm Macintosh.
Mike Murray là một sinh viên MBA 20 tuổi đã tham dự một trong những giờ giảng đó. Steve chỉ nói một cách rất giản dị về công ty Apple và họ đang làm thế nào để thay đổi thế giới với những chiếc máy tính cá nhân.
Đó là tất cả những gì Mike cần nghe và anh muốn trở thành một thành viên của công ty đó. Steve đã bị ấn tượng và Mike được nhận vào làm trưởng nhóm marketing của Mac.
Năm 1981, Bob Bellville khi đó vừa tròn 21 tuổi và chuẩn bị tốt nghiệp trường Stanford. Trong khoảng 8 năm, ông đã làm việc bán thời gian tại Xerox.
Steve thấy rằng Bob có hiểu biết sâu sắc về cách xây dựng công nghệ thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Bob cũng có hiểu biết rất đáng quý về cách vận hành của một công ty, đây là điều Steve thích. Ông thấy đây là một kỹ sư rất thông minh, có suy nghĩ độc lập và khả năng lãnh đạo chuyên môn.
Ai đó đang làm việc tại trường Stanford đã đưa cho Steve tên của Mike Boich, một cựu sinh viên trường đại học Stansford đã chuyển sang học và lấy bằng MBA tại trường Harvard. Steve đã liên lạc với Mike và tuyển dụng anh này.
Chính Mike Moich đã đảm nhiệm một trong những thách thức khó khăn nhất mà Macintosh phải đối mặt khi mới ra mắt, đặt ra từ “truyền giáo” cho mọi người trong nhóm đã giúp anh lắp ráp: Công việc của họ là thuyết phục những người phát triển phần mềm tạo ra các các chương trình phần mềm cho Mac, và đây đã được chứng minh là những nỗ lực rất thành công và quan trọng đến mức Macintosh có lẽ sẽ không thể tồn tại nếu thiếu những người truyền giáo này.
Những người có tài quen biết những người có tài khác
Steve thường nói: "Hãy chắc chắn bạn chỉ tuyển những nhân viên hạng A. Nếu tuyển vài nhân viên hạng B và C thì việc vận hành công ty sẽ hỗn loạn như một cái nồi lẩu".
Dĩ nhiên không phải ai cũng có khả năng tuyển toàn nhân viên hạng A. Vì vậy làm thế nào để bạn tìm được những người có tài năng vượt trội và phù hợp với vị trí công tác tại công ty? Một trong những nguồn hay nhất chính là các nhân viên của chính bạn.
Những người thực sự nhạy bén thường thích công ty của những người thực sự nhạy bén khác. Khi bạn cần tuyển ai đó, hãy yêu cầu những người đang làm việc tại công ty giới thiệu người mà họ ngưỡng mộ cho bạn.