Ai sẽ mua nợ từ VAMC?

Du lịch - Ngày đăng : 09:09, 26/05/2014

Với thông tư 09 của Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, áp lực nợ xấu tăng lên ngày càng hiện hữu rõ hơn ở các ngân hàng. Điều đó có nghĩa Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ còn nhiều nợ để mua lại.
Ai sẽ mua nợ từ VAMC?

Với thông tư 09 của Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, áp lực nợ xấu tăng lên ngày càng hiện hữu rõ hơn ở các ngân hàng. Điều đó có nghĩa Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ còn nhiều nợ để mua lại.

Với thông tư 09 của ngân hàng nhà nước về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, áp lực nợ xấu tăng lên ngày càng hiện hữu rõ hơn ở các ngân hàng. Điều đó có nghĩa Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sẽ còn nhiều nợ để mua lại.

Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank Lê Hùng Dũng, ngân hàng này sẽ tiếp tục bán từ 1.000-1.500 tỉ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm nay sau số nợ 924 tỉ đồng đã bán được hồi năm ngoái. Cho đến thời điểm hiện tại, Eximbank là ngân hàng thứ hai bán nhiều nợ nhất cho VAMC chỉ sau Ngân hàng SCB (SCB đã bán hơn 6.000 tỉ đồng và dự kiến sẽ còn bán thêm).

Nếu so với các ngân hàng có quy mô tài sản tương đương và lớn hơn, Eximbank được xem là ngân hàng có kế hoạch bán nợ nhiều nhất. Các ngân hàng khác như Sacombank, Vietcombank bán khoảng 1.000 tỉ đồng năm ngoái. Còn ACB chỉ bán 423 tỉ đồng nợ xấu trong năm 2013 và mới bán thêm 80 tỉ đồng nữa trong quý I/2014. BIDV là ngân hàng bán nhiều nhất trong năm qua, lên đến 1.400 tỉ đồng, nhưng năm nay cũng chỉ dự kiến bán thêm 600 tỉ đồng.

Kế hoạch bán nợ cao tại Eximbank có thể xuất phát từ việc tỉ lệ nợ xấu đã tăng lên khá mạnh (dù vẫn ở dưới mức buộc phải bán nợ). Tỉ lệ nợ xấu của Eximbank tính đến hết quý I đã tăng lên đến 2,38% từ mức 1,93% hồi cuối năm ngoái. Diễn biến này ở Eximbank cho thấy nhiều khả năng các ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục bán nợ cho VAMC trong năm nay.

> Nợ xấu cần điều kiện gì để VAMC mua lại?
> Nợ xấu và “quyền năng” của VAMC
> VAMC và những dấu lặng
> VAMC làm gì với nợ xấu đã mua?
> Bán nợ cho VAMC, khách hàng được lợi gì?
> Giải quyết nợ xấu: Không thể chỉ trông vào VAMC

Tuy nhiên, quý I vừa qua, lượng nợ xấu mà VAMC mua vào lại rất thấp. Đơn vị này mua được 3.929 tỉ đồng nợ gốc từ 10 tổ chức tín dụng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra 10.000 tỉ đồng. Tính chung, kể từ khi hoạt động, VAMC đã mua khoảng 42.829 tỉ đồng nợ xấu với tổng giá trị trái phiếu đặc biệt phát hành đạt 35.448 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, người vừa nhậm chức Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC, cho biết VAMC vẫn quyết tâm đạt mức kế hoạch 70.000 tỉ đồng trong năm 2014. Tuy nhiên, theo ông, điều quan trọng là phải xử lý nợ xấu đã mua hơn là đặt nặng vấn đề mua cho đủ số lượng.

Khả năng xử lý nợ xấu của VAMC vẫn là một dấu hỏi. Cho đến nay, cơ quan này vẫn chưa có động thái nào đáng kể để xử lý số nợ đã mua. Ông Hùng cho biết VAMC đã thực hiện xong khâu phân loại nợ xấu. Theo đó, có 14.000 tỉ đồng được xem xét bán tài sản, 14.700 tỉ đồng được xem xét để cơ cấu nợ và 6.800 tỉ đồng phát mãi tài sản để thu hồi nợ.

VAMC sẽ bán nợ thí điểm với 4 loại khách hàng với tổng số nợ trị giá 1.400 tỉ đồng, đồng thời công khai danh mục các khoản nợ và tài sản đảm bảo để chào bán ra thị trường. Khách hàng dự kiến là các tổ chức, nhà đầu tư trong nước vì cơ chế bán nợ cho nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa có.

Ông Hùng cũng cho biết VAMC đang vướng mắc ở quy định là chỉ được bán những khoản nợ có tài sản trị giá dưới 10 tỉ đồng, nên không thể xử lý những khoản nợ có giá trị lớn hơn.

Phải thừa nhận rằng đang có những diễn biến tích cực trong nỗ lực xử lý nợ xấu của VAMC. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có thông tin gì thêm về lợi ích của việc mua bán nợ. Và một câu hỏi đặt ra là nhà đầu tư nào sẽ tham gia thị trường này.

Theo ông Nguyễn Nam Sơn, Giám đốc Điều hành Vietnam Capital Partners, vì chưa có thông tin chính thức nên chưa thể đánh giá khả năng tham gia thị trường mua bán nợ của nhà đầu tư. Tuy nhiên, “yếu tố quan trọng nhất vẫn là giá, tiếp theo là tài sản đảm bảo và cuối cùng là yếu tố pháp lý về quyền sở hữu”, ông nói.