Trẻ dị ứng với cà ngừ: Phòng ngừa và xử lý

Sống khỏe - Ngày đăng : 03:31, 03/08/2014

Cá ngừ là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Trẻ dị ứng với cà ngừ: Phòng ngừa và xử lý

Cá ngừ là nguồn thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt trong cá ngừ có chứa loại chất béo thiết yếu Omega 3 (tiền chất tạo DHA, EPA...) rất cần thiết cho sự tạo thành và phát triển, hoàn thiện hệ thần kinh của trẻ em. Ngoài ra, Omega 3 rất hữuhiệu trong giảm mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu, giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch, hạn chế thoái hóa khớp...

Đọc E-paper

Vì vậy có thể nói cá ngừ là nguồn dinh dưỡng rất quý, lại tương đối rẻ tiền, sẵn có và phổ biến quanh năm. Cá ngừ dễ chế biến thành nhiều món ăn, như kho khô, kho thơm, chiên, nấu ngót cà chua, xé nhỏ trộn mayonnaise làm saladroux... với mùi vị khá đặc trưng và dễ ăn. 

Chất đạm trong cá ngừ cũng như một số loại hải sản khác có thể gây ra dị ứng trên những người có cơ địa dị ứng. Điều đó có nghĩa là không phải ai cũng bị dị ứng với cá ngừ.

Cũng như các loại cá hay hải sản khác, cá ngừ có khả năng gây dị ứng rất cao khi bị ươn, vì khi cá ươn sẽ sinh ra nhiều chất histamin trong thịt cá. Ngay cả đối với người trước đây không hề dị ứng với cá ngừ, nếu ăn phải cá ngừ ươn thì chất histamin này vào cơ thể có thể gây ra các phản ứng như nổi mẩn đỏ, mẩn ngứa, sưng cục môi, co thắt ruột gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, co thắt phế quản gây khó thở, hen suyễn...

Để phòng ngừa dị ứng do cá ngừ, cần chú ý một số điểm:

- Khi tập cho trẻ ăn cá ngừ lần đầu tiên (khoảng 7 - 8 tháng tuổi) thì mẹ cần cho ăn thử một lượng nhỏ thịt cá ngừ (khoảng 1 muỗng cà phê) rồi theo dõi trong vòng 1 - 2 ngày xem trẻ có bị các dấu hiệu dị ứng hay không (nổi mề đay, khó thở, hen suyễn, tiêu chảy...).

Nếu có xảy ra thì ngưng ăn cá ngừ khoảng 1 - 2 tháng, sau đó tập ăn lại một ít và theo dõi kỹ các phản ứng dị ứng nếu có ở trẻ, chú ý không ăn trùng lắp với một loại thức ăn hay gây dị ứng khác như thịt bò, tôm, cua.

Có thể chẩn đoán trẻ dị ứng cá ngừ nếu cả 3 lần ăn thử đều bị dị ứng và cần loại món cá ngừ khỏi thực đơn cho tới khi trẻ trên 1 tuổi mới có thể thử lại từng ít một. Trong trường hợp ăn cá ngừ khi thì nổi mẩn, khi thì không, thì chưa chắc là dị ứng cá ngừ. Cho nên thỉnh thoảng vẫn cho trẻ ăn cá ngừ để không bị thiếu chất dinh dưỡng.

- Chú ý lựa chọn cá ngừ còn tươi, hạn chế tối đa lượng histamin có thể gây dị ứng. Thịt thân cá chắc, mắt trong, mang đỏ, cắt ra còn máu đỏ tươi, hậu môn ở gần đuôi cá nhỏ, bụng ruột cá còn kín, vây cá dính chắc vào thân, mùi tanh nhẹ.

- Không ăn cá ngừ ươn. Cá chết lâu và bảo quản không tốt sẽ bị ươn, làm thịt cá mềm nhũn, ấn vào thân cá để lại vết lõm, thân cá rũ xuống, mang đỏ bầm, đổ ruột, mùi tanh nồng.

- Nấu chín kỹ cá để làmgiảmbớt khả năng bị dị ứng.

- Mua cá ngừ ở các nơi có điều kiện bảo quản tốt như siêu thị, cửa hàng thực phẩm tươi sống... Khi bị dị ứng cá ngừ, tùy tình trạng mà xử lý.

Nếu chỉ nổi một vài mẩn ngứa nhỏ trên người hoặc chỉ sưng nhẹ trên môi, tiêu chảy 1 - 2 lần thì có thể theo dõi tại nhà, bôi một số loại kem chống dị ứng dùng ngoài da nếu cần. Nên hạn chế tối đa việc gãi lên chỗ mẩn đỏ, vì càng gãi sẽ càng gây ngứa và làm trầy da, có thể gây nhiễm trùng.

Nếu các vết mẩn nổi nhiều hơn, gây ngứa ngáy khó chịu thì nên đi bác sĩ để được dùng thuốc chống histamin và ức chế tiết histamin của cơ thể.

Trường hợp nổi mẩn khắp người, kèm lở loét ở mũi, miệng, hậu môn, hoặc khó thở, khò khè, tiêu phân lẫn máu thì phải nhập viện càng sớm càng tốt.

Việc chẩn đoán dị ứng cá ngừ cần phải cẩn trọng và không nên lo sợ hay kiêng cữ quá đáng. Có rất nhiều trường hợp cá ngừ bị nghi oan và như thế sẽ thiếu đi nguồn đạm và Omega 3 quý giá. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị dị ứng với một số loại thức ăn, nhưng khi lớn lên, có khả năng tiêu hóa tốt hơn thì không còn bị dị ứng nữa.

Trường hợp khi ăn một loại thức ăn nào đó mà bị dị ứng mạnh hoặc phản ứng dị ứng có khuynh hướng ngày càng nặng hơn sau nhiều lần ăn thì phải bỏ loại thực phẩm đó khỏi chế độ ăn một vài năm.

Khi nào thì cho trẻ ăn cơm

Nói theo sách vở, trẻ được 6 tháng tuổi nên bắt đầu tập ăn dặm là do khi thống kê trên số lượng lớn trẻ em thấy rằng đa số trẻ ở độ tuổi này bắt đầu có men để tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa.

Nói vậy tức là cũng có những trẻ đã có men tiêu hóa bột ở độ tuổi sớm hơn, cũng có trẻ đã 6 tháng mà vẫn chưa đủ men tiêu hóa. Vì vậy, cần thử trước với một ít thức ăn lỏng, quan sát trẻ về các dấu hiệu ói ọc, tiêu chảy, trướng bụng, đầy hơi, bỏ bú sữa…để kiểm tra khả năng tiêu hóa.

Cho ăn cơm sớm trước khi trẻ có thể tự nhai và tiêu hóa được cơm là một trong những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam.

Vào khoảng 24 - 30 tháng tuổi thì bé mới mọc đủ 20 răng sữa, tức là đã có đầy đủ răng hàm thì mới có thể nhai cơm nát. Vì vậy đừng nhìn “hàng tiền đạo” đầy răng mà đã vội cho bé ăn cơm.

Nhóm răng cửa chỉ có chức năng cắn đứt, cắt nhỏ nhưng không thể nhai dập thức ăn. Tập cho trẻ ăn cơm cũng cần một số bước chuyển dần dần, từ cháo hột đặc sệt rồi sang cơm nhão nát, cơm mềm chan canh rồi cơm khô.

Khi nấu cơm vừa sôi cạn nước, múc một ít cơm cho vào chén và thêm vào một chút nước sôi, để chén cơm vào nồi và tiếp tục nấu cho đến khi cơm chín hẳn. Cơm trong chén có thêm nước sẽ tiếp tục nở mềm hơn và dễ nát hơn khi dùng muỗng đánh nhẹ.

Những thức ăn như thịt kho, cá chiên, trứng luộc, rau, canh... cần cắt thật nhỏ bằng kéo cắt thức ăn hoặc dao và thớt sạch (thớt chỉ dùng để cắt thịt chín, rau củ ăn ngay), sau đó trộn vào cơm hoặc cho ăn riêng tùy theo ý thích của trẻ.

Khi tập cho trẻ nhai cơm, đôi khi người mẹ phải làmmẫu, hướng dẫn bé dồn cơm ra đằng sau họng và dùng răng hàm để nhai. Có nhiều bé chỉ toàn dồn thức ăn về phía trước miệng và dùng răng cửa để nhai thì thức ăn rất khó nát và cũng khó nuốt.

Một số trẻ tập ăn cơm dễ nên mẹ cho ăn nhiều, hậu quả là trẻ đi tiêu phân sống ngày 2 - 3 lần, không tốt cho việc hấp thu chất dinh dưỡng và dẫn đến chậm tăng cân.

>Dị ứng thực phẩm: Bệnh thường gặp ở trẻ em
>Sữa cho trẻ em: Không phải cứ nhiều đạm là tốt
>
Chế độ ăn hợp lý cho trẻ nhỏ
>Nuôi dưỡng chỉ IQ cho trẻ
>
Vitamin A cho trẻ

BS-CK1. ĐÀO THỊ YẾN THỦY - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM