CEO Việt tìm "la bàn" để vào cuộc chơi mới
Chuyện quản lý - Ngày đăng : 06:44, 26/09/2014
![]() |
Việt Nam dự kiến tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, đồng thời đang đẩy mạnh đàm phán các hiệp định thương mại như TPP, Việt Nam - EU... Các chuyên gia kinh tế gọi đây là giai đoạn "biển lớn đã tràn vào sân nhà" của nền kinh tế Việt Nam.
Trước cuộc chơi mới sắp mở ra ấy, đâu là "chiếc la bàn" để CEO Việt hòa nhập vào biển lớn? 1.000 CEO Việt Nam đã có cuộc trao đổi về chủ đề này tại diễn đàn Vietnam CEO Forum 2014 - “Bước đi nào cho cuộc chơi mới?”.
"Đừng chết vì thiếu hiểu biết"Vietnam CEO Forum 2014 - “Bước đi nào cho cuộc chơi mới?” diễn ra ngày 24/9/2014 tại TP.HCM - Ảnh: Quý Hòa
Đây là điều chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương lưu ý các CEO.
Tiếp lời, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - Thành viên của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao Năng lực cạnh tranh, cho biết rất nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam quan tâm đến quá trình đàm phán TPP song lại mơ hồ thông tin, luật chơi của AEC. Trong khi AEC đã chính thức được ký kết và sẽ có hiệu lực từ vào năm 2015.
![]() |
Các chuyên gia kinh tế VõTrí Thành (bìa trái) và Phạm Chi Lan (giữa) tham gia Vietnam CEO Forum 2014. Ảnh: Quý Hòa |
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cảnh báo chính các quốc gia trong khối ASEAN mới là đối thủ gần và cạnh tranh trực tiếp nhất với DN Việt trong thị trường nội địa. Cụ thể, 90% doanh nghiệp Malaysia tự tin đã nắm rõ luật chơi và sẵn sàng tìm kiếm cơ hội khi AEC chính thức có hiệu lực. Con số này ở Singapore là 81%. Sự chuẩn bị của các DN khối ASEAN không chỉ gói gọn trong việc hiểu luật chơi, mà họ còn chủ động đưa nhân viên đi tìm hiểu văn hóa, học thêm các ngoại ngữ của các quốc gia có thị trường tiềm năng.
Chuyên gia Võ Trí Thành nhìn nhận trong cuộc chơi mới "chúng ta chắc chắn sẽ vẫn sống sót nhưng quan trọng là sống với vị thế như thế nào". Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan gợi ý: "Điều các DN Việt cần hiện tại là hãy tự hỏi mình đã hiểu gì và sẽ chuẩn bị gì cho sân chơi rộng lớn này đây?".
Gia cố và kết nối
Nắm luật chơi chỉ là bước đi cơ bản giúp các DN Việt không bị thiệt thòi trong tương lai. Sự khác biệt là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Phác thảo đầu tiên về chiếc la bàn được doanh nhân Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinamit, nhìn nhận là yếu tố đặc trưng mà các DN đang sở hữu. Đó có thể là sức sáng tạo trí tuệ, mặt bằng, công nghệ sản xuất, mạng lưới phân phối...
Ông Viên cho biết, đối với Vinamit, sức mạnh cốt lõi nằm ở kinh nghiệm và công nghệ trồng trọt, chế biến nông sản đã tích lũy qua nhiều năm kinh doanh.
Nỗ lực chuẩn bị của các DN Việt chỉ đủ để thương hiệu Việt tồn tại trong sân chơi mới. Để vươn xa, các DN cần sự hậu thuẫn rất lớn từ chính sách quốc gia. Doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn so sánh: "Trong khi các DN ngoại bung hết tốc lực chạy đường trường thì DN Việt phải chạy vượt rào để đuổi theo họ. Chính phủ có thể không tháo hết được các rào cản về thủ tục, chính sách, nhưng ít nhất hãy giãn các hàng rào ra để DN Việt có đà mà phóng". |
Từ yếu tố cốt lõi này, Vinamit sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp ngoại mạnh về phân phối kết hợp thành chuỗi cung ứng gia tăng giá trị cho sản phẩm.
Doanh nhân Nguyễn Lâm Viên nhận định khi tập trung vào sức mạnh mũi nhọn thì thị trường mở cửa mang đến cơ hội cho DN Việt "tìm kiếm thêm nhiều người bạn mới có năng lực cao".
Sự gắn kết trên phương diện "đôi bên cùng có lợi" này được doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) xác nhận bằng thành công của IPP.
"Anh có thương hiệu, tôi có thị trường" là quan điểm của doanh nhân Hạnh Nguyễn trong suốt quá trình đàm phán thuyết phục để hợp tác phân phối các thương hiệu lớn vào Việt Nam.
Song song với quá trình thăm dò thị trường, tìm kiếm đối tác, điều quan trọng nhất DN Việt cần làm là tập trung khai thác tối đa sức mạnh cốt lõi và chuẩn bị kỹ càng các cơ sở nền tảng cơ bản về nhân lực, vốn để tận dụng tối đa khi cơ hội phát triển đến.
"Cứ lao ra đi"
Từ cơ sở hiểu rõ "luật chơi", chuẩn bị kỹ càng về năng lực, điều duy nhất còn lại đối với các DN Việt có khát vọng lớn chính là "Cứ lao ra ngoài. Hôm nay thất bại với doanh nghiệp này thì trên thế giới còn nhiều doanh nghiệp khác. Kinh nghiệm tích lũy từ thất bại này sẽ mang đến thành công cho lần đàm phán sau", doanh nhân Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FPT quả quyết.
Tổng hợp kinh nghiệm phát triển thị trường quốc tế của FPT được doanh nhân Trương Gia Bình chia sẻ với các CEO muốn mở rộng thị trường tóm gọn trong hai điểm:
Thứ nhất, mỗi thị trường có một đặc thù riêng, "với thị trường Mỹ nếu chỉ trong 30 giây không nói được điểm khác biệt của mình thì chấm dứt đàm phán". Vì vậy DN Việt cần tìm hiểu thật rõ văn hóa của công ty đối tác.
Điểm thứ hai là cần tìm được người chủ chốt trực tiếp ra quyết định của phía đối tác để thuyết phục. Ông Bình gợi ý: "Nếu đưa được họ về Việt Nam thì càng tốt. Vì trong môi trường quen thuộc, DN Việt sẽ dễ thuyết phục đối tác hơn".
Nằm trong chuỗi hoạt động trước sự kiện Vietnam CEO Forum 2014, chiều ngày 10/9/2014, đại diện các Hội, CLB dành cho doanh nhân và doanh nghiệp TP.HCM đã có buổi thảo luận chọn lọc đưa ra 9 sáng kiến đề xuất với Thủ tướng và Chính phủ. 4 ý kiến về nhân sự: 1. Cải cách giáo dục sau phổ thông để đáp ứng nhu cầu của DN theo ceoforum.vn |
>AEC là chìa khóa để Việt Nam giảm gánh nặng nhập siêu
>Doanh nghiệp châu Âu “đón đầu” TPP tại Việt Nam
>"Vận động viên" Việt Nam trên đường đến TPP
>TPP: Để không lặp lại bài học cũ từ WTO
>Doanh nghiệp hãy cập nhật thông tin về FTA Việt Nam-EU