Lý Hoàng Nam không chỉ biết tiến thủ trên sân bóng
Thể thao - Ngày đăng : 00:25, 23/01/2015
Australian Open 2015 khởi tranh cũng là lúc làng quần vợt Việt Nam rộ lên những tranh luận quanh việc tài năng trẻ Lý Hoàng Nam được tham dự vòng đấu dành cho các tay vợt trẻ của Grand Slam danh giá này.
Đương nhiên đó là một điều tự hào đối với làng banh nỉ còn non trẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, trong số những người vui mừng có những người mới một năm trước còn chỉ trích Hoàng Nam vì tay vợt này đã từ chối cùng đội tuyển Việt Nam tham dự Davis Cup, dẫn tới việc bị cấm thi đấu ở trong nước.
Khi ấy, nhiều người đã chỉ trích Hoàng Nam, coi việc bỏ thi đấu cho đội tuyển Việt Nam như sự chối bỏ nghĩa vụ đối với Tổ quốc, là một hành động không thể nào chấp nhận được.
Thế nhưng, ít người suy nghĩ một cách thấu đáo hơn rằng Nam đã bỏ Davis Cup để tập trung tích lũy điểm số ở các giải trẻ khác, qua đó giành được quyền tham dự Australian Open. Dù đấy chỉ là giải đấu dành cho các tay vợt trẻ nhưng cũng đủ làm giới hâm mộ Việt Nam cảm thấy vinh dự. Và nếu làm nên bất ngờ (dù rất khó) thì đấy hẳn nhiên sẽ được coi là "chiến công chung" của cả ngành thể thao Việt Nam chứ không chỉ riêng làng quần vợt!
>Lý Hoàng Nam giành chức vô địch lịch sử cho tennis Việt Nam
Thật ra, khác với hầu hết môn thể thao mang nặng bao cấp để tham dự SEA Games hay ASIAD ở Việt Nam, quần vợt là môn thể thao mang tính chuyên nghiệp cao. Các vận động viên chủ yếu bỏ tiền túi ra để ăn tập và tham dự các giải đấu lớn thay vì ngồi chờ ngân sách eo hẹp của ngành thể dục thể thao. Xu hướng xã hội hóa lại càng ủng hộ phương cách này.
Hơn nữa, chuyện một vận động viên từ chối tham dự đội tuyển đánh Davis Cup là chuyện "thường ngày ở huyện" trên thế giới nên sẽ là nực cười nếu đem những tiêu chuẩn thể thao bao cấp để xét đoán và trừng phạt một vận động viên nhà nghề.
Tiếc là lối tư duy ấy không chỉ tồn tại ở môn quần vợt mà còn ở nhiều môn thể thao khác. Nên mới có chuyện cứ mỗi lần đội tuyển bơi lội tập trung thì lại lùm xùm quanh việc triệu tập Hoàng Quý Phước, kình ngư được tập huấn ở Mỹ nhờ kinh phí chủ yếu từ địa phương chứ không phải từ Ủy ban Thể dục Thể thao.
Nên chừng nào thể thao Việt Nam còn tồn tại suy nghĩ ấy thì sẽ không thể nào có những người như Li Na, người đã ly khai khỏi Liên đoàn Quần vợt Trung Quốc để tự ăn tập riêng rồi sau này trở thành niềm tự hào của cả nước nhờ chức vô địch chính Australian Open!
>Australian Open 2015: 3 câu hỏi lớn tại Melbourne
>Australian Open: Thời gian nghỉ sẽ linh hoạt >
Vì đó là… Australian Open