Vai trò của Đảng trong phát triển kinh tế

Trong nước - Ngày đăng : 07:30, 03/02/2015

Đảng có những chủ trương, chính sách hiệu quả, hợp lý mang đến kết quả tốt đẹp góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam.
 Vai trò của Đảng  trong phát triển kinh tế

Đại hội XI chủ trương hội nhập quốc tế, việc này phù hợp với quan điểm của Đảng về việc phát triển nền kinh tế thị trường. Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng, tranh thủ các điều kiện thuận lợi để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác tòan diện, bình đẳng, cùng có lợi với các quốc gia trên thế giới.

Tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới có những bước đi mạnh mẽ, nhất là trong các đàm phán khu vực mậu dịch tự do (FTA) với các đối tác quan trọng như Hàn Quốc và Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan hay thống nhất với EU sớm kết thúc đàm phán FTA VN-EU trong năm 2015. Những kết quả này góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam.

Phát triển kinh tế những năm gần đây đúng hướng nhưng vẫn còn những tồn tại cần làm rõ để rút kinh nghiệm và có giải pháp xử lý hiệu quả. Một là, chưa đi sâu khai thác nội lực. Trong nông nghiệp phải nghĩ đến nội lực trong dân, trong vốn liếng cũng phải nghĩ đến nội lực của dân thay vì các nguồn vốn ODA, FDI.

Những nguồn vốn đó cần nhưng cần hơn là khai thác nội lực của dân, đó là hướng đi bền vững. Hai là, khai thác tiềm năng chưa hiệu quả. Quốc hội đã thừa nhận tình trạng đầu tư cơ sở hạ tầng chưa chú trọng đến hiệu quả, gây lãng phí ngân sách, lãng phí tài nguyên của các dự án cảng biển, sân golf... Ba là, tình trạng tham nhũng trong đầu tư công, tuy chưa phải diện rộng nhưng nhiều vụ mang tính điển hình, như vụ ở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhưng tiến trình còn chậm trễ. Tăng trưởng của công nghiệp nội địa mấy năm qua rất thấp, tăng trưởng hầu hết đều từ đầu tư nước ngồi, sản xuất vẫn chủ yếu là gia công nên giá trị gia tăng thấp.

Điểm quan trọng là Việt Nam chưa phát triển được công nghiệp chế tạo, cơ khí động lực, chưa phát triển được khoa học kỹ thuật, trong khi các giải pháp phát triển chỉ mang tính tình thế. Nhìn sang Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước phát triển, Việt Nam vẫn thua kém một cách cơ bản. Đó là khuyết điểm lớn, nếu không sớm khắc phục, sẽ không thể trở thành nước công nghiệp.

Đường hướng xây dựng một đất nước không dễ, đổi mới để phát triển kinh tế thực chất là đổi mới chính trị. Trước đây, kinh tế nhà nước là chủ đạo nhưng nhiều năm nay phải để các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước không thể xóa bỏ nhưng không coi nhẹ kinh tế tư nhân bởi đây là lực lượng đơng đảo nhất hiện nay.

Do đó, cần tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực chính để đưa nền kinh tế đi lên. Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư nhiều hơn cho phát triển nông nghiệp, chăm lo cho nông dân.

Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra đổi mới thể chế là một trong ba đột phá chiến lược, dù được chỉ đạo quyết liệt để thực hiện nhưng kết quả chưa như mong muốn. Vấn đề quan ngại hiện nay là tình trạng cá nhân, nhóm lợi ích trong đội ngũ thực thi thể chế lợi dụng danh nghĩa Đảng để nhũng nhiễu nhằm trục lợi, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp càng khó khăn hơn.

Điều này cho thấy vai trị giám sát của Đảng cịn hạn chế, quản lý của Chính phủ cịn lỏng lẻo trong khi điều kiện để dân nĩi lại chưa đủ. Vấn đề này, Đảng không thể làm một mình, phải phát huy vai trị giám sát của hệ thống chính trị, của báo chí và nhân dân.

Từ đầu năm đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực của giá dầu thô thế giới đến nền kinh tế, Chính phủ đã có những thay đổi về cách tiếp cận, nỗ lực thực hiện các giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhất là các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế 6,2%, không để đảo lộn cân đối ngân sách, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 5%.

Năm 2015 có ý nghĩa rất quan trọng, là năm cuối thực hiện các nhiệm vụ của Đại hội Đảng lần thứ XI, chuẩn bị cho Đại hội XII. Trọng điểm, con người là yếu tố quyết định mọi giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Do đó, đại hội các cấp tới đây cần làm tốt công tác cán bộ để nâng cao vị thế, năng lực và trách nhiệm của Đảng. 

> "Đảng ta thật là vĩ đại !"
>Vai trò lãnh đạo của Đảng – Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
>Đảng gần gũi trong lòng nhân dân

Phạm Thế Duyệt - Nguyên Thường trực Bộ Chính trị Khóa VIII (Hải Vân ghi)