Đại học Harvard kiếm 200 triệu USD/năm nhờ case study
Quốc tế - Ngày đăng : 02:44, 15/04/2015
Trường kinh doanh Harvard đạt doanh thu gần 200 triệu USD/năm nhờ bán case study (những tình huống nghiên cứu kinh doanh hay) cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác.
Case study đang ngày càng trở thành công cụ giảng dạy phổ biến tại các trường kinh doanh. Hàng năm trường kinh doanh Harvard đạt doanh thu gần 200 triệu USD nhờ bán case study cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác.
Các trường kinh doanh thường thích được gọi là đơn vị đi đầu trong việc đổi mới, ươm mầm tài năng và giảng dạy về tư duy thiết kế. Tuy nhiên, hầu hết những nhiệm vụ này đều được thực hiện dựa trên công cụ dạy học đã có thay đổi đáng kể trong khoảng hơn 1 thập kỷ qua, đó là thông qua case study.
Để học cách lãnh đạo một công ty, các học viên thạc sỹ quản trị kinh doanh phải đọc hàng trăm case study - xem vấn đề chiến lược tại các công ty trong thực tế và thảo luận cách họ đối đầu với thử thách.
Với trường kinh doanh Harvard - nơi tạo ra và truyền bá phương pháp dạy học, nơi đưa ra bài học thực tiễn đầu tiên vào năm 1912 thì case study là nghề thủ công chẳng khác gì giảng dạy. Nhà xuất bản kinh doanh Harvard (HBP) tuyên bố họ bán cho khoảng 4.000 trường học trên toàn cầu, chiếm 80% lượng case study được sử dụng toàn thế giới.
HBP cũng xuất bản những công cụ khác dùng trong kinh doanh với doanh thu đạt 194 triệu USD trong năm 2014 theo báo cáo hàng năm của trường, tăng 44% so với năm 2010. Riêng trong năm 2014, HBP bán được 12 triệu bản case study cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác.
Giá bán lẻ giao động từ 9 - 15 USD/case study cơ bản, riêng các trường học sẽ được giảm giá. Doanh số bán case study tăng nhanh hơn cả doanh số thuê bao đọc Harvard Business Review.
"Phương pháp nghiên cứu tình huống giúp người đọc trải qua quy trình phản xạ và phân tích rất mạnh mẽ", Robert Bruner - chủ tịch trường kinh doanh Darden thuộc đại học Virginia nói.
Một vài case study của trường Harvard rắc rối hơn wikipedia và đây là điều có chủ ý trước theo lời Willis Emmons - giám đốc trung tâm Roland Christensen Center của Harvard. "Các case study của chúng tôi cố tình giới hạn số lượng phân tích nhằm thử thách sinh viên với cả thông tin định tính và định lượng".
HBP cũng bán những lời ghi chép giảng dạy cho các giáo sư kinh doanh để tạo ra sự thảo luận dễ dàng trong lớp về các case study. Những bản ghi chép này bao gồm sự gợi ý về những từ ngữ đặc biệt nên được viết lên bảng đen. Tại trường kinh doanh Harvard, các giáo sư được đưa lý lịch chi tiết của từng học viên và họ có thể dễ dàng gọi bất kỳ ai trả lời câu hỏi.
Cỗ máy xuất bản ở trường Harvard có phạm vi rộng giúp họ duy trì được sự thống trị trên thị trường case study. Darden Business Publicshing gọi họ là nhà xuất bản case study lớn thứ 2 tại Mỹ nhưng lại bán ra được ít hơn 700.000 case study vào năm 2014 theo Steve Momper.
Trong khi đó, HBP sản xuất và phân phối case study cho khoảng 40 trường kinh doanh gồm cả đại học California, trường kinh doanh Haas của Berkeley - đơn vị đã ra mắt chuỗi case study vào năm ngoái. "Haas không có ý định cạnh tranh với Harvard, họ xuất bản case study để làm mạnh thêm thương hiệu và cho các doanh nghiệp thấy năng lực của họ mà thôi", Richard Lyons nói.
Thực tế, case study đang ngày càng trở thành công cụ giảng dạy phổ biến. Trong khoảng 25 trường kinh doanh hàng đầu được xếp hạng bởi Bloomberg Businessweek năm ngoái có tới 19 trường báo cáo rằng họ sử dụng case study như một trong những công cụ giảng dạy chính.
>Những cựu sinh viên Harvard quyền lực nhất
>Nữ lãnh đạo Harvard chia sẻ bí quyết thành công với SV Việt
>Học ở Harvard có khó?
>15 tuổi bước vào Harvard