"Nhà máy châu Á": Nhìn từ Trung Quốc

Quốc tế - Ngày đăng : 06:27, 28/05/2015

Sự giảm sút trong xuất khẩu từ châu Á không phải là quá bi quan cho cả thế giới.

Sự giảm sút trong xuất khẩu từ châu Á không phải là quá bi quan cho cả thế giới.

Đọc E-paper

Xuất khẩu từ Đông Bắc Á từ lâu được xem là một "thước đo" về sức khỏe của kinh tế thế giới.

Khu vực này, với sức mạnh công nghệ cao của Nhật Bản, chuyên môn Hàn Quốc và Đài Loan trong lĩnh vực thiết bị điện tử, và sức mạnh của Trung Quốc trong việc lắp ráp, đã sản xuất gần một phần tư hàng hóa trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, "nhà máy thế giới" này đã xuất hiện những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 8,1% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành con số tồi tệ nhất trong 2 năm qua.

Trong khi đó, Trung Quốc đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu của Đài Loan và Nhật Bản vẫn tiếp tục ì ạch trong nhiều năm qua.

Các số liệu này dường như là tin xấu cho nền kinh tế thế giới nếu theo cách "đo lường" hiện nay.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế được The Financial Times dẫn lại, trong thực tế, xuất khẩu của châu Á chỉ đơn giản không phải là thước đo đáng tin cậy.

Đầu tiên, đó là vấn đề của biến động tiền tệ. Tình hình xuất khẩu của châu Á suy giảm theo sự lên xuống bất thường của đồng USD.

Mỹ mua chỉ khoảng 15% hàng hóa xuất khẩu của châu Á, nhưng khi đồng USD mạnh lên, giá trị xuất khẩu của châu Á giảm xuống mạnh hơn thực tế.

Trong khi các đồng tiền khác, về khối lượng, các đơn hàng từ châu Á có giá trị xuất khẩu mạnh mẽ hơn. Theo HSBC, hàng nhập khẩu của châu Âu từ châu Á, giao dịch bằng đồng euro, đã tăng lên đều đặn.

Tuy nhiên, ngay cả trước khi biến động tăng giá của USD bắt đầu vào giữa năm 2014, mối liên hệ giữa xuất khẩu Đông Bắc Á và tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển đã bắt đầu bị phá vỡ.

Ví dụ, trong 3 năm qua, xuất khẩu của Đông Bắc Á đã tăng trưởng chậm hơn rất nhiều so với nền kinh tế Mỹ (xem biểu đồ).

Một cách giải thích cho xu hướng này là do nhiều nền kinh tế Đông Bắc Á phải cạnh tranh hơn khi chi phí lao động của Trung Quốc tăng lên.

Nhưng điều này cũng cần xem xét kỹ lưỡng vì nhiều năm qua, xuất khẩu từ các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, ngoại trừ Trung Quốc, cũng giống như những nền kinh tế ở đông bắc châu Á.

Xuất khẩu từ Mỹ Latin, Trung và Đông Âu ở tình trạng tồi tệ hơn.Tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu từ Đông Bắc Á chỉ tăng từ 22% năm 2011 lên 23% năm ngoái.

Một cách giải thích hợp lý hơn là do cấu trúc thương mại Đông Bắc Á đã tự thay đổi.

Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, các công ty toàn cầu đổ xô mở rộng chuỗi cung ứng của họ từ châu Á trước đây sang Trung Quốc.

Điều đó đã gây ra một sự bùng nổ trong thương mại hàng hóa trung gian xung quanh các khu vực được gọi là "nhà máy châu Á" theo chuỗi sản xuất: Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất các bộ phận phức tạp nhất và Trung Quốc lắp ráp thành phẩm.

Quá trình đó đã chậm lại rõ rệt khi Trung Quốc đã bắt đầu leo lên chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Theo Ngân hàng Hoàng gia Scotland, chia sẻ của bộ phận trung gian trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm gần 11% từ năm 2007 đến đầu năm nay. Kết quả là, thương mại nội khối châu Á cần phải sản xuất đủ số lượng hàng hóa như trước đây.

Hỗ trợ lý thuyết này, xuất khẩu của Trung Quốc, mặc dù giảm nhiều nhưng đã phục hồi hơn so với các quốc gia khác trong khu vực "Nhà máy châu Á".

Trong 2 năm qua, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng trung bình 6% tính theo USD. Xuất khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan đã tăng chỉ 2%, trong khi Nhật Bản đã giảm 6%.

Như vậy, chỉ riêng xuất khẩu của Trung Quốc hiện có thể trở thành "thước đo" tốt hơn của nền kinh tế thế giới.

Mặc dù đồng nhân dân tệ tăng giá, xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 5,9% trong mấy tháng đầu năm nay về số lượng, từ 4,6% cùng kỳ năm trước.

Nhìn theo cách này, nhu cầu tăng trưởng toàn cầu dường như vẫn còn yếu nhưng ít nhất là đang tăng.

>Trung Quốc và con đường trở thành 'số 2' thế giới
>Trung Quốc dẫn đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ
>Để Mỹ không phải là vệ tinh kinh tế của Trung Quốc?
>Tín hiệu xuất khẩu mới sang thị trường Trung Quốc

HÀ CÚC