Vai trò lớn của doanh nghiệp nhỏ
Chat với chuyên gia - Ngày đăng : 06:45, 08/02/2016
Thành công của các doanh nghiệp (DN) nhỏ có vai trò đặc biệt đối với kinh tế quốc gia.
Đọc E-paper
Đối với nhiều du khách đến Thái Lan, chuyến đi đến ngôi chợ Chatuchak Weekend nổi tiếng của Bangkok là một trong những điểm nhấn của kỳ nghỉ. Đây là trung tâm bán lẻ truyền thống, một khu chợ nhộn nhịp quy tụ 15.000 sạp hàng, bán vô số các chủng loại sản phẩm từ nghệ thuật, đồ cổ, vải, và đồ thủ công mỹ nghệ từ trên khắp cả nước.
Ngày nay, khu chợ luôn được đề cập đến trong những cuốn sách, cẩm nang du lịch và góp phần lớn vào nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, người ta có thể dễ dàng xem nhẹ tầm quan trọng của những DN nhỏ như những tiểu thương của chợ Chatuchak không chỉ đối với những cộng đồng xung quanh mà còn với nền kinh tế quốc gia.
Trên toàn cầu, các DN vừa và nhỏ chiếm đến 90% tổng số các DN và hơn 50% việc làm trên toàn thế giới, vì vậy việc các DN này tiếp tục thành công và tăng trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng.
Cơ hội lớn từ xuất khẩu. Công nghệ hiện đại ngày nay cho thấy tiềm năng tăng trưởng của những DN vừa và nhỏ không bị giới hạn bởi quy mô cộng đồng tại DN đó. Họ có thể tìm thấy những khách hàng và nhà cung cấp mới bên ngoài quốc gia của mình, đơn giản chỉ qua những cú click chuột.
Trong một nghiên cứu độc lập gần đây được FedEx ủy thác thực hiện, chúng tôi vô cùng bất ngờ bởi một tỷ lệ lớn các DN vừa và nhỏ trên toàn cầu đang bỏ lỡ cơ hội khai thác thương mại quốc tế. Trên toàn cầu, chỉ 38% các DN vừa và nhỏ có hoạt động xuất khẩu. Các DN vừa và nhỏ góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên họ chỉ đang kinh doanh nội địa. Điều này có phải do xuất khẩu không mang lại nhiều lợi nhuận? Hay họ chưa biết khai thác những tiềm năng tăng trưởng to lớn này?
Vươn ra biển lớn. Dường như đây là lý do thứ hai. Trên toàn cầu, các DN vừa và nhỏ đem lại doanh thu trung bình 1,5 triệu USD từ việc xuất khẩu mỗi năm. Con số này thậm chí còn cao hơn nhiều tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tại đây, hoạt động xuất khẩu của các DN vừa và nhỏ đem lại doanh thu trung bình 1,8 triệu USD hằng năm.
Xuất khẩu cũng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của DN. Tại những quốc gia được khảo sát, các DN vừa và nhỏ có hoạt động xuất khẩu có thể đạt mức tăng trưởng hằng năm 11% hoặc cao hơn so với các DN không xuất khẩu. Tại Trung Quốc, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Đài Loan, các DN xuất khẩu vừa và nhỏ có gấp đôi khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng như trên so với các DN không xuất khẩu.
Kết quả nghiên cứu đưa ra cơ hội hấp dẫn từ xuất khẩu cho các DN vừa và nhỏ, bên cạnh những lợi ích cố hữu như lợi thế chi phí từ quy mô sản xuất lớn, giảm thiểu rủi ro và cân bằng tăng trưởng. Một ví dụ điển hình là trường hợp nhãn hiệu thời trang Úc của Jane Ramsay. Được thuyết phục rằng thị trường tại Úc đang thiếu hụt những thiết kế độc đáo và nguyên bản, cô đã thành lập nhãn hiệu thời trang riêng 7 năm sau đó.
Ngay từ đầu, Jane đã nhận thấy tiềm năng xuất khẩu và đã thiết kế một mô hình kinh doanh bao gồm những cửa hàng trực tuyến và truyền thống. Điều này cho phép cô có thể giới thiệu những bộ sưu tập của cô đến với những khách hàng trong nước và quốc tế - đặc biệt những khách hàng ở Mỹ - thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Chiến lược này đã thành công, và sản phẩm thời trang của Jane Ramsay giờ đã hiện diện tại 4 châu lục trên khắp thế giới.
Jane Ramsay không phải là trường hợp đặc biệt nhận ra tiềm năng của những thị trường xuất khẩu cho DN nhỏ. Thật ra, gần 3/4 các DN vừa và nhỏ được khảo sát nói rằng họ rất phấn khích trước tiềm năng mở rộng xuất khẩu.
Khai thác tiềm năng. Trong khi rất nhiều DN vừa và nhỏ nhận thấy tầm quan trọng từ xuất khẩu, nhưng rất ít trong số đó thực sự biết khai thác, còn nhiều rảo cản cần phải vượt qua. Trên toàn cầu, các DN vừa và nhỏ quan ngại về việc thanh toán quốc tế hoặc chịu lỗ từ tỷ giá hối đoái.
Một vài lo ngại về những chi phí xuất khẩu. Tuy nhiên, trong hầu hết tất cả các trường hợp, những vấn đề này có thể được khắc phục nhờ sự hỗ trợ và tư vấn đúng đắn. Khi phải tự lực cánh sinh, các DN vừa và nhỏ nhờ vào internet, truyền thông, và các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần để đưa ra các tư vấn chuyên môn về xuất khẩu. Các DN vừa và nhỏ xem các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần như một nguồn tư vấn về hoạt động xuất khẩu đầy giá trị.
"Tuy nhiên, chỉ 10% trong số các DN này tin rằng họ nhận được sự hỗ trợ cần thiết để xuất khẩu thành công, điều này cần được xem như là một hồi chuông kêu gọi sự tham gia của các bên liên quan như ngân hàng và chính phủ”, Raj Subramaniam, Phó chủ tịch Điều hành, Bộ phận Truyền thông và Marketing Toàn cầu, FedEx Services, nói.
>Hội nhập TPP: SME Việt mới "hiểu" chứ chưa "biết"