Vì sao đồng yen Nhật ngày càng mạnh?

Tài chính - Ngân hàng - Ngày đăng : 06:40, 14/02/2016

Nguyên nhân chính khiến đồng yen tăng giá mạnh là do giới đầu tư nước ngoài mua vào cổ phiếu Nhật Bản trong khi bán khống yen, đặt cược đồng tiền này sẽ giảm giá so với USD.
Vì sao đồng yen Nhật ngày càng mạnh?

Đồng yentăng mạnh khi giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn, cho thấy các lực thị trường đang lấn át nỗ lực hạ giá yencủa BOJ.

Đồng nội tệ của Nhật Bản tăng mạnh trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản lao dốc trong tuần này đã cho thấy bệ đỡ mong manh của thị trường chứng khoán khởi nguồn từ chương trình kích thích kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Nguyên nhân chính khiến yen chạm mốc 112 JPY đổi 1 USD hôm thứ Năm 11/2 - tăng 8,5% ngay sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định áp dụng lãi suất âm - là do giới đầu tư nước ngoài mua vào cổ phiếu Nhật Bản trong khi bán khống yen, đặt cược đồng tiền này sẽ giảm giá so với USD.

Khi nhà đầu tư nước ngoài bán ra cổ phiếu Nhật Bản, họ đồng thời mua vào yen để cân bằng trạng thái bán khống trước đó. Động thái này khiến yen tăng giá - được nhà đầu tư coi là tín hiệu tiếp tục bán ra cổ phiếu vì rất nhiều công ty Nhật Bản đang phụ thuộc vào đồng nội tệ giá rẻ để duy trì lợi nhuận.

Điều đáng lưu ý là giới đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng khá lớn tại Nhật Bản khi chiếm đến 60% lượng giao dịch trên sàn chứng khoán Tokyo. Tỷ lệ này một thập niên trước là 38%.

Nhưng chính xác điều gì khiến giới đầu tư hoảng sợ? Cứ cho là việc BOJ quyết định áp dụng lãi suất âm là một biện pháp đầy kịch tính, nhưng chính sách này chưa đủ mạnh và được đưa ra một cách vội vàng.

Hơn nữa, việc áp dụng lãi suất âm cũng là sự thừa nhận của BOJ rằng chương trình nới lỏng định lượng khổng lồ đã đạt đến giới hạn. BOJ cũng có thể đã tung ra chương trình nới lỏng định lượng không đúng thời điểm khi cơn hoảng loạn về Fed, Trung Quốc và giá dầu thô gây ra tình trạng ồ ạt bán tháo trên thị trường toàn cầu.

Dù theo cách nào đi nữa, chịu thiệt thòi sẽ là người gửi tiết kiệm Nhật Bản. Chẳng hạn, sau động thái của BOJ, lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật rơi xuống mức âm, lần đầu tiên xảy ra tại nước này và tại một nước thành viên nhóm G7.

Phần lớn thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản do nhà đầu tư nội nắm giữ - điều này có thể ảnh hưởng lớn đến người gửi tiết kiệm. Hơn nữa, dấu hiệu đặc trưng của Abenomics là những thay đổi chính sách tại các quỹ lương hưu trí hàng đầu của Nhật Bản nhằm đổ tiền vào cổ phiếu và trái phiếu nội địa và nước ngoài.

Quỹ Đầu tư Hưu trí Chính phủ Nhật Bản (GPIF) trị giá 1,13 nghìn tỷ USD, tính đến cuối tháng 9/2015, với 43% trị giá nằm trong cổ phiếu so với 24% thời điểm 3 năm trước. Quỹ này sẽ chịu gánh nặng của tình trạng bán tháo cổ phiếu và sẽ bỏ lỡ đà tăng lịch sử của trái phiếu chính phủ Nhật Bản. Trong khi đó, yen mạnh lên cũng ảnh hưởng xấu đến khả năng tiếp cận tài sản nước ngoài của GPIF.

>Fed không nâng lãi suất, đồng yen Nhật sẽ yếu đi

>Châu Á "bắt" độ rơi của đồng yen

>Đồng yen rơi tự do vì kế hoạch "khủng" của Tokyo