10 quốc gia giàu nhất thế giới
Quốc tế - Ngày đăng : 06:56, 03/04/2016
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Global Finance Magazine tính toán GDP theo đầu người (theo phương pháp ngang giá sức mua PPP) và đưa ra 10 quốc gia giàu nhất thế giới. Trong đó, top 3 không thay đổi so với năm 2015.
1.Qatar
GDP: 146.011 USD
Nền kinh tế Qatar vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu khí. Yếu tố thúc đẩy kinh tế nước này phát triển trong năm qua là do đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho World Cup 2022.
GDP bình quân: 94.167 USD
Thế mạnh của nền kinh tế này là dịch vụ tài chính tăng trưởng mạnh. Hiện Luxembourg được xem là một nền kinh tế ổn định, giàu có, mức nợ công thấp và có hệ thống pháp lý chặt chẽ.
GDP bình quân: 84.821 USD
Nền kinh tế Singapore vững chắc và thặng dư tài khoản vãng lai lớn, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức vừa phải. Dù vậy, sau 50 năm lập quốc, Singapore đang đối diện với những khó khăn: Tăng trưởng kinh tế chậm lại, dân số lão hóa và duy trì bản sắc dân tộc.
GDP bình quân: 80.335 USD
Vương quốc Hồi giáo có khối tài sản lớn nhờ dầu mỏ và khí đốt. Đất nước này giàu thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Singapore, và quốc vương của Brunei cũng được cho là một trong những người giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này có chiều hướng suy giảm do tài nguyên cạn kiệt dần và giá dầu giảm thảm hại trong thời gian qua.
GDP bình quân: 71.600 USD
Kuwait là nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ, có vị trí chiến lược ở Trung Đông, 85% dân số là người Hồi giáo. Nước này không áp dụng các loại thuế đánh vào doanh thu cá nhân, doanh nghiệp (DN) khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư.
GPD: 67.619 USD
Đất nước này giàu có lên nhờ dầu mỏ khi là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 7 thế giới. Năm 2014, khi giá dầu khí tăng vọt, theo lý thuyết, tất cả mọi người dân nước này trở thành triệu phú. Đây cũng là cột mốc quan trọng khi Na Uy sở hữu quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, giá dầu sụt giảm nghiêm trọng cũng đang đe dọa nền kinh tế Na Uy.
7.Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)
GDP bình quân: 67.201 USD
UAE là một trong những nền kinh tế dựa vào dầu mỏ lớn nhất thế giới. Trong năm 2015, IMF giảm dự báo tăng trưởng kinh tế của UAE do giá dầu sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, quốc gia vùng Vịnh cũng đã có chiến lược chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào dầu mỏ sang nền kinh tế sản xuất với nhiều lĩnh vực đa dạng. Đến nay, lĩnh vực phi dầu mỏ chiếm tới 69% GDP của UAE trong khi đóng góp của ngành dầu mỏ giảm xuống gần 1/3 GDP.
GDP bình quân: 57.676 USD
Được tôn vinh như nền kinh tế tự do nhất thế giới năm thứ 22 liên tiếp (theo Index of Economic Freedom), là một thị trường đáng tin cậy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, theo báo cáo thường niên của Viện Phát triển quản lý quốc tế (IMD), đặc khu kinh tế Hong Kong trở thành nền kinh tế có tính trạnh canh cao thứ 2 thế giới sau Mỹ, vượt Singapore và Thụy Sĩ.
GDP bình quân: 57.045 USD
Đây là nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy tụ những tập đoàn công ty lớn. Nền kinh tế này cũng phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008.
GDP bình quân:56.815 USD
Là đất nước có tài chính công vững mạnh và là trung tâm tài chính của thế giới. Thụy Sĩ đã có những chiến lược kinh tế hợp lý, tận dụng nguồn tài nguyên ít ỏi mang đến hiệu quả kinh tế cao, khai thác du lịch, phát triển ngân hàng tư nhân… mang lại việc làm và nguồn thu cho đất nước này.
>Những tỷ phú giàu nhất giới quý tộc toàn cầu
>Từ đáy xã hội thành người giàu nhất Trung Quốc