Công ty gia đình thời... F2
Quốc tế - Ngày đăng : 00:25, 04/06/2016
Nhiều công ty gia đình ở châu Á đã rơi vào khủng hoảng nội bộ khi bước vào giai đoạn chuyển giao thế hệ
|
Khi bước vào giai đoạn chuyển giao quyền quản lý và lãnh đạo cho thế hệ thứ hai (F2), nhiều công ty gia đình ở châu Á - vốn là những thương hiệu mạnh đã rơi vào khủng hoảng nội bộ. Hãng tin CNBC điểm lại một số vụ đấu đá trong những công ty gia đình vào hàng mạnh nhất khu vực này.
Tập đoàn Lotte, Hàn Quốc
Tháng 7 năm ngoái, “đại gia” Shin Kyuk-ho, 94 tuổi, nhà sáng lập Lotte Group hùng mạnh của Hàn Quốc bị chính con trai của mình là Shin Dong-bin đẩy khỏi ghế Chủ tịch tập đoàn. Dong-bin (ảnh) nói rằng người cha “gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định” và chuyển cha sang một vị trí danh dự không có thực quyền, trong khi Dong Bin giành quyền kiểm soát Lotte.
Cuộc đấu quyền lực kéo dài cho tới tháng 12/2015, khi Shin Kyuk-ho cùng người con cả là Shin Dong-joo kiện Dong-bin và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, cho rằng việc Shin Kyuk-ho bị con trai cách chức là bất hợp pháp.
Tập đoàn Reliance, Ấn ĐộDhirubhai Ambani, nhà sáng lập tập đoàn công nghiệp Reliance Industries của Ấn Độ, qua đời vào năm 2002 mà không để lại di nguyện nào.
Vì vậy, người con cả là Mukesh và con thứ là Adil đã tranh giành nhau quyền kiểm soát công ty. Năm 2005, tranh chấp này được giải quyết khi người mẹ là Kokilaben Ambani can thiệp và chia đôi công ty cho hai người con.
Hãng EVA Airways, Đài LoanEVA Airways được gọi thân mật là hãng hàng không “mèo Hello Kitty”. Vào tháng 3/2016, khi vừa đáp xuống Singapore, Chủ tịch kiêm phi công của hãng này là Chang Kuo-Wei (ảnh) hay tin mình đã bị loại khỏi Hội đồng Quản trị. Chính ba người em cùng cha khác mẹ của Chang đã gộp chung cổ phần với nhau trong công ty vận tải Evergreen - hãng mẹ của EVA Airways - nhằm giành quyền loại Chang.
Tập đoàn SJM Holdings, MacauCuộc chiến tranh giành gia sản của “ông trùm” ngành sòng bạc Macau Stanley Ho khiến gia đình lớn của ông - gồm 4 bà vợ và 17 người con - chia thành hai phe.
Trung tâm của trận chiến này là cuộc đấu giữa người vợ thứ tư của Ho, bà Angela (ảnh) và Pansy Ho, con gái của ông cùng người vợ thứ hai. Hai bên cáo buộc nhau tìm cách chiếm đoạt cổ phần trị giá 1,7 tỷ USD của Stanley Ho trong SJM Holdings. Vụ tranh chấp đã được giải quyết vào tháng 3/2011.
Tập đoàn Sun Hock Gai, Hồng KôngTranh chấp trong gia tộc Kwok ở Hồng Kông không phải về quyền thừa kế tài sản hay quyền lực. Sau khi tỷ phú Kwok Tak Seng qua đời vào năm 1990, người con cả là Walter Kwok đã trở thành Chủ tịch của công ty gia đình - tập đoàn bất động sản Sun Hock Gai.
Tranh chấp chỉ xảy ra vào năm 2008, khi việc Walter bị phát hiện có quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân với Lee Shau Kee, một thành viên hội đồng quản trị Sun Hock Gai. Hay tin, người mẹ đã loại Walter khỏi quỹ ủy thác của gia đình, dẫn tới cuộc tranh chấp.
Năm 2014, tranh chấp được giải quyết khi Walter được trở lại quỹ ủy thác gia đình. Tuy nhiên, hai người em của ông là Raymond và Thomas Kwok (ảnh) vẫn đang nắm quyền kiểm soát tập đoàn.
Công ty Otsuka Kagu, Nhật BảnKhi doanh thu của công ty đồ nội thất Nhật Bản Otsuka Kagu giảm 37,8% so với cùng kỳ năm trước, cuộc đối đầu giữa nhà sáng lập là Katsuhisa Otsuka và con gái là Kumiko Otsuka (ảnh) bùng nổ.
Nguyên nhân nằm ở việc Katsuhisa không chấp nhận đề xuất của Kumiko về thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại hơn. Cuối cùng, Kumiko đã thắng và giành quyền kiểm soát công ty.
Nhà họ Wang, Đài LoanTỷ phú Đài Loan Wang Yung-Ching (ảnh) qua đời năm 2008 mà không để lại di chúc. Năm 2011, người con trai cả của ông là Winston Wang đâm đơn kiện để giành lại toàn bộ tài sản của người cha quá cố, khi đó đang nằm dưới sự kiểm soát của gia đình người vợ thứ ba của người cha. Cuối cùng, Winston đã giành quyền kiểm soát số tài sản 4 tỷ USD mà cha để lại.
Tập đoàn Samsung, Hàn QuốcTrong cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” được xem là lớn nhất từ trước đến nay về mức độ tài sản liên quan, Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee (ảnh) bị kiện bởi người em trai và em gái vào năm 2012. Hai người em của ông Lee muốn được nắm giữ cổ phần nhiều hơn trong Samsung - tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc.
Hai người em cho rằng ông Lee không để cho họ được nhận đầy đủ tài sản thừa kế vào năm 1987 bằng cách che giấu một phần tài sản mà người cha để lại. Ông Lee phủ nhận cáo buộc này. Cuối cùng, vào năm 2014, người em trai của ông Lee thua kiện.
>Thương hiệu của các công ty gia đình
>Chân dung F3 của "triều đại" Samsung