Ngành dược và chiến lược “Đứng trên vai người khổng lồ”
Chuyện làm ăn - Ngày đăng : 08:00, 25/09/2017
Bằng cách áp dụng chiến lược “Đứng trên vai người khổng lồ”, cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, ngành dược Việt Nam đã và đang chiếm được thị phần riêng vững chắc.
Bản lĩnh trong chọn lựa
Theo Business Monitor International (BMI), ngành dược của Việt Nam luôn tăng trưởng hai con số, bất chấp suy thoái. Từ năm 2015, quy mô thị trường ngành dược Việt Nam đã vượt 4 tỷ USD. IMS Health dự báo tiêu thụ thuốc tại Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020. Công nghiệp dược Việt Nam đang có cơ hội rất lớn bởi thị trường dược phẩm trong nước là thị trường tăng trưởng mạnh nhất khu vực châu Á.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế khả năng đầu tư vào R&D (nghiên cứu và phát triển) trong ngành dược Việt Nam không cao. Số bằng sáng chế dược phẩm trong nước đăng ký dưới 1% tổng số lượng dược phẩm lưu hành. Bù lại, nhờ vào việc khai thác các bằng sáng chế đã hết thời gian độc quyền (thuốc generic), các doanh nghiệp dược vẫn có thể có chọn lựa riêng các dòng sản phẩm thuốc generic đã được nghiên cứu thành công với chi phí hợp lý hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bài toán cho các doanh nghiệp dược là chọn lựa được sản phẩm phù hợp, tập trung sản xuất với chi phí thấp nhất và quản trị hoạt động phân phối hiệu quả. “Đứng trên vai người khổng lồ” trong ngành dược là vậy.
Ông Đoàn Văn Ngọc - Giám đốc Giải pháp Apzon trình bày về vai trò của hệ thống hoạch định nguồn lực đối với các công ty dược |
Hiệu quả từ “số hóa”
Khi đã chọn lựa đúng sản phẩm phù hợp, khả năng quản trị sẽ quyết định thành công của doanh nghiệp dược. Phát biểu tại hội thảo “Dược phẩm và cuộc cách mạng “số hóa” trong quản trị kinh doanh toàn diện” ngày 22/9/2017 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), ông Đoàn Văn Ngọc - Giám đốc giải pháp Công ty Apzon cho biết: “Các doanh nghiệp ngành dược đang đứng trước cơ hội lớn để đổi mới công nghệ thông tin, khai thác những nền tảng thông tin tích hợp như SAP Business One (SAP B1) để số hóa toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí đầu tư dễ chịu hơn, thời gian triển khai nhanh hơn và giảm bớt chi phí vận hành”.
Các thách thức cụ thể mà các doanh nghiệp ngành dược thường gặp như quản lý ngày hết hạn của sản phẩm, truy vết hàng trong chuỗi cung ứng, cập nhật giá cho các kênh bán hàng khác nhau, dự báo nhu cầu… sẽ được hệ thống tích hợp, giải quyết hợp lý khi mà quá trình sản xuất được cập nhật liên tục vào hệ thống hoạch định tổng thể doanh nghiệp ERP.
Cũng tại hội thảo, bà Đinh Thị Minh Huân - Giám đốc kinh doanh DMSpro, người đã lăn lộn với những bài toán phân phối của các khách hàng như dược phẩm Nhất Nhất, Bidiphar… đã chia sẻ về những khó khăn thường gặp ở các doanh nghiệp dược: khó hỗ trợ đội ngũ bán hàng, khó nắm bắt độ phủ thị trường, không theo kịp công tác trưng bày tại kênh OTC, làm sao duy trì chính sách giá giữa các kênh hiệu thuốc (OTC) và kênh bệnh viện (ETC)…
Bà Đinh Thị Minh Huân - Giám đốc Kinh doanh DMSpro chia sẻ về xu hướng công nghệ hóa quản lý phân phối bán hàng trong ngành dược phẩm |
Với đội ngũ chuyên gia hơn 15 năm kinh nghiệm triển khai giải pháp quản trị phân phối cho nhiều ngành hàng tại Việt Nam và Đông Nam Á, DMSpro đã có những bước đổi mới sáng tạo trong thiết kế giải pháp cho ngành dược: Định danh được khách hàng/ nhà thuốc ngoài thị trường qua tọa độ, hình ảnh, dữ liệu lịch sử; dữ liệu giao dịch với khách hàng được lưu trữ và truy xuất dễ dàng, tiết kiệm thời gian cho trình dược viên và để trình dược viên mới nhanh chóng nắm bắt công việc; đánh giá chương trình trưng bày trực tuyến để nhân sự quản lý marketing có thể theo dõi sát sao diễn biến thị trường…
Thông qua hệ thống DMS của DMSpro, mỗi điểm bán đều có thể “nói chuyện” trực tuyến với các nhà quản lý của công ty dược, biết rõ hoạt động mua vào - bán ra - tồn kho, tình hình trưng bày tại từng cửa hiệu thuốc, tình hình phục vụ của các trình dược viên…, để từ đó cải tiến chiến thuật kinh doanh kịp thời.
Tọa đàm hội thảo “Dược phẩm và cuộc cách mạng số hóa trong quản trị kinh doanh toàn diện” giúp khách tham dự được giải đáp thắc mắc về tính ứng dụng thực tiễn của ERP & DMS trên nền tảng SAP B1 |
DMSpro hay Apzon đều chọn cách “đứng trên vai người khổng lồ” khi khai thác sức mạnh từ các nền tảng tích hợp như SAP B1, kết hợp với hiểu biết sâu trong hoạt động vận hành doanh nghiệp để xây dựng giải pháp quản trị phù hợp cho doanh nghiệp ở Việt Nam và khu vực châu Á. Các doanh nghiệp dược cũng vậy, thời cơ để cưỡi lên cơn sóng công nghệ 4.0 đang chỉ còn tùy thuộc vào mức độ quyết tâm.