12 chiến thuật tâm lý người bán hàng cần biết

Nguồn nhân lực - Ngày đăng : 09:30, 15/11/2017

Dựa vào 12 chiến thuật mỏ neo này, các nhà kinh doanh đã tạo ra chính sách giá cả hợp lý để khiến khách hàng rút hầu bao.
12 chiến thuật tâm lý người bán hàng cần biết

Khi ra quyết định mua hàng, chúng ta thường so sánh thiệt - hơn, được - mất. Trên thực tế, sự được hay mất phụ thuộc vào một thứ mà chúng ta không hề biết.

Nhiều doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm và coi chất lượng sản phẩm là giá trị tiên quyết. Chất lượng sản phẩm đúng là giá trị bắt buộc, nhưng đó không phải yếu tố giúp doanh nghiệp thành công.

Nhiều doanh nghiệp định giá sản phẩm sai do không biết về quy luật mỏ neo, dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh.

Dựa vào 12 chiến thuật tâm lý mỏ neo dưới đây, các nhà kinh doanh đã tạo ra chính sách giá cả hợp lý để khiến khách hàng rút hầu bao.

1. Neo giá: Khi neo vào giá cũ đã niêm yết thì chúng ta sẽ định giá sản phẩm mới theo giá cũ, thế nên chúng ta muốn thoát khỏi giá cũ thì phải thay đổi một chút về sản phẩm để phá bỏ khung neo giá cũ hoặc upgrade lên các sản phẩm có mức giá neo cao hơn.

2. Neo gốc: Khi bị neo vào nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì chúng ta định giá sản phẩm theo uy tín của nguồn gốc đó. Vì vậy một số doanh nghiệp cố tình Fake xuất xứ là như vậy.

3. Neo hiếm: Khi một sản phẩm được truyền thông là hiếm có thì chúng ta sẽ mặc nhiên công nhận là sản phẩm có giá trị cao.

4. Neo nỗ lực: Khi một sản phẩm được truyền thông là sản xuất rất mất công hoặc công phu hoặc công nghệ hiện đại thì sản phẩm được mặc nhiên coi là có giá trị cao.

5. Neo bì: Khi nhìn thấy bao bì đẹp và sang trọng thì mặc nhiên chúng ta coi như giá trị của sản phẩm được nâng cao và giá bán sẽ cao hơn.

6. Neo địa: Khi một sản phẩm được bày bán tại nơi sang trọng thì mặc nhiên chúng ta coi như sản phẩm có giá bán cao.

7. Neo nhóm: Khi thấy một nhóm đại diện cao hơn đẳng cấp chúng ta dùng thì mặc nhiên sản phẩm được coi là giá bán sẽ cao.

8. Neo quả: Khi thấy một kết quả rõ rệt hay ý kiến tốt về sản phẩm thì mặc nhiên chúng ta chấp nhận giá trị sản phẩm được nâng cao.

9. Neo thần: Khi một sản phẩm được xuất hiện một cách thần bí, gia truyền hay tâm linh thì mặc nhiên chúng ta coi giá trị sản phẩm sẽ rất cao.

10. Neo chuyên: Khi một sản phẩm được chứng nhận chuyên môn thì mặc nhiên giá trị sản phẩm được đảm bảo và giá bán sẽ cao hơn.

11. Neo quyết: Khi chúng ta đã đặt ra một mục tiêu nào đó quyết làm thì những thứ phải mua cho sự quyết tâm này được trả giá cao hơn bình thường.

12. Neo đau: Khi chúng ta cảm thấy mất mát gì đó thì những giải pháp giúp xóa đi nỗi đau sẽ được chúng ta đánh giá cao và sẵn sàng chi ra những khoản tiền lớn hơn bình thường cho nó.

>>Bí quyết chinh phục khách hàng thế hệ Z

*Tác giả bài viết là Chủ tịch Vinalink, Thevuon, Vagmedia
(Nội dung này đã được đăng trong FB Group Quản trị và Khởi nghiệp,
do Doanh Nhân Sài Gòn Online biên tập)

TUẤN HÀ*