20 chân lý trong cuộc sống xuất phát từ nghịch lý

Du lịch - Ngày đăng : 00:11, 10/03/2018

Rất ít ai trong chúng ta biết rằng một số chân lý quan trọng trong cuộc sống lại xuất phát từ cốt lõi của sự nghịch lý.
20 chân lý trong cuộc sống xuất phát từ nghịch lý

Rất khó để xác định được bởi vẻ ngoài của chúng quá mâu thuẫn và chỉ có những kinh nghiệm hay cái nhìn sâu xa hơn mới có thể phát hiện được bên dưới những điều mâu thuẫn đó là những chân lý hoàn toàn đúng. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn 20 nghịch lý nhưng lại chính là chân lý trong cuộc sống hằng ngày mà chúng ta không thể nào chối cãi được.

#1: Bạn càng ghét một điểm nào đó ở người khác, thì có nghĩa là bạn đang chối bỏ điều đó bên trong bản thân mình

chiem-nghiem-1-doanhnhansaigon-8425-1520

Nhà tâm lý học Carl Jung cho rằng, "nếu bạn cảm thấy khó chịu với tính cách của người khác, thì đồng nghĩa với việc bạn đang chối bỏ hình ảnh phản chiếu bên trong bản thân mình", hay theo bác sĩ tâm lý Freud thì điều đó được gọi là "sự phản chiếu".

Ví dụ, một người phụ nữ cảm thấy an tâm về cân nặng của mình sẽ gọi người khác là béo hoặc một người đàn ông cảm thấy bất an về tiền bạc của mình sẽ chỉ trích người khác về cách tiêu tiền và kiếm tiền của họ ...

#2: Nếu bạn không tin người khác thì cũng chẳng có ai tin bạn

chiem-nghiem-5-doanhnhansaigon-8871-1520

Những người cảm thấy bất an về việc tin tưởng vào người khác chính là nguyên nhân dẫn đến các mối quan hệ bị đổ vỡ (cả về công việc, chuyện làm ăn hay cuộc sống gia đình ...).

Người ta gọi đó là hội chứng "Good Will Hunting" (cảm thấy đời mình khó khăn, mình là nhân vật chính và phải đương đầu nhiều khó khăn hơn, trong khi người khác là nhân vật phụ, họ cũng phải hỗ trợ cho ta giải quyết khó khăn của đời mình). Điều tồi tệ nhất khi một số người muốn bảo vệ mình khỏi bị tổn thương bằng cách "làm tổn thương người khác trước"!

#3: Bạn càng cố gắng gây ấn tượng thì càng nhận được ít ấn tượng từ người khác

Đừng cố gắng làm những điều vô ích và không nên gây phiền toán cho người khác.​

#4: Bạn càng thất bại nhiều, khả năng thành công của bạn càng cao 

chiem-nghiem-4-doanhnhansaigon-1626-1520

Các thiên tài như Edison cũng phải mất tới 10 nghìn thử lần trước khi tạo ra bóng đèn hay vận động viên Michael Jordan đã bị đuổi khỏi đội bóng rổ trường trung học trước khi trở nên nổi tiếng. Vì vậy, thành công đến từ sự tiến bộ ở mỗi lần thất bại và điều đó không phải đơn giản để đạt được đâu.

#5: Việc gì càng đáng sợ, bạn càng nên làm việc đó

Tất nhiên có những ngoại lệ như việc đó đe dọa tính mạng hoặc sức khỏe của bạn.

Ví dụ: bắt chuyện với một người dễ thương, một người quan trọng để tìm việc, phát biểu trước công chúng, thành lập công ty, nói thật với ai một đó … Tất cả những việc này đều đáng sợ, tuy nhiên đây đều là những việc bạn nên làm nếu muốn bản thân hay cuộc sống của mình tốt hơn.

#6: Càng sợ chết, bạn càng tận hưởng cuộc sống ít hơn

Anais Nin, một nhà văn người Pháp đã viết rằng: “Cuộc đời của một người khó khăn hay thuận lợi tỉ lệ thuận với sự dũng cảm của anh ta”.

#7: Càng tìm hiểu nhiều, bạncàng thấy mình chẳng biết gì

Theo Socrates, một triết gia người Hy Lạp cổ đại: "Mỗi lần hiểu biết thêm điều gì, thì tư duy ta lại tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời".

#8: Bạn càng ít quan tâm tới người khác cũng chính là ít quan tâm tới bản thân mình

Điều này có thể đi ngược lại nhận thức của mỗi người. Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều chọn cách đối xử với mọi người theo cách mà họ đối xử với mình. Nó có thể không được rõ ràng nhưng nếu bạn độc ác với những người xung quanh thì đồng nghĩa với việc đang tự tàn nhẫn với bản thân.

#9: Càng cố gắng kết nối, lại càng cảm thấy cô đơn hơn

Mặc dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta thường nghĩ rằng mình có rất nhiều mối quan hệ thông qua mạng xã hội và smartphone. Tuy nhiên hãy nhìn thực tế xung quanh, bạn sẽ giật mình bởi chẳng có ai cả.

Sự cô đơn và trầm cảm ở các nước phát triển đang gia tăng một cách báo động.

#10: Càng sợ thất bại, bạn càng dễ dàng thất bại hơn

#11: Càng cố gắng đạt một điều gì đó, bạn càng cảm thấy khó hơn

Khi càng cố gắng làm một điều gì đó, thông thường chúng ta sẽ làm cho nó khó khăn hơn. Ví dụ: Trong nhiều năm qua, bạn cố gắng học cách bắt chuyện với một ai đó, bạn bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm hiểu cách bắt chuyện nhưng lại không biết rằng chỉ cần nói câu "xin chào" và vài câu hỏi thông thường đã đạt tới 90% khả năng bắt chuyện thành công.

Vì vậy hãy suy nghĩ thoáng hơn, hãy làm những gì bản năng mách bảo.

#12: Thứ gì càng có nhiều, bạn càng ít muốn có nó

Đa phần mỗi người đều muốn mình là số một, thứ mình đang sở hữu là độc nhất vô nhị. Tuy nhiên điều đó xuất phát từ sự ích kỷ mà ra.

#13: Bạn có thể ở bên một ai đó nhưng không có nghĩa là phải ở bên họ mãi mãi.

Sự thật thì cách hiệu quả nhất để tìm thấy một mối quan hệ tốt đẹp chính là đầu tư vào bản thân mình nhiều hơn. (Tất nhiên là còn tùy theo từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể).

#14: Thành thực về lỗi lầm của bản thân là cách để trở nên hoàn hảo trong mắt người khác

chiem-nghiem-3-doanhnhansaigon-6654-1520

Không ai hoàn hảo cả, ai cũng có thể mắc phải lỗi lầm nào đó. Vì vậy, cách tốt nhất là luôn thành thực trong cuộc sống để có những mối quan hệ tốt và ổn định.

#15: Bạn càng cố gắng níu kéo một ai đó, họ càng tìm cách để rời xa bạn

Khi các hành động hay cảm xúc trở thành nghĩa vụ, thì liệu điều đó có còn ý nghĩa trong một mối quan hệ hay không?

#16: Càng cố gắng tranh luận với ai đó, bạn càng khó thuyết phục họ hơn

chiem-nghiem-2-doanhnhansaigon-2079-1520

Vấn đề nằm ở bản thân và quan điểm của mỗi người, bạn không thể ép buộc người khác nghe theo ý muốn của bạn dù điều đó đúng hay sai. Hãy nhớ rằng, khi tranh cãi một vấn đề nào đó dù là công việc, bạn bè, gia đình thì có nghĩa là quan điểm của một người nào đó đang bị xâm phạm.

Nếu như thực sự cần phải tranh luận, bạn phải chắc chắn rằng cả hai đã thực sự dẹp bỏ cái tôi sang một bên và chấp nhận quan điểm riêng của nhau.

#17: Càng có nhiều sự lựa chọn, bạn càng khó chọn lựa và hài lòng 

Ví dụ: Khi đi mua một chiếc điện thoại, thông thường bạn sẽ chọn các sản phẩm giá vừa phải và hỗ trợ nhiều tính năng. Tuy nhiên, nhân viên tư vấn lại giới thiệu với bạn quá nhiều sản phẩm cùng phân khúc làm ảnh hưởng tới quyết định và sự hài lòng của bạn về sản phẩm đó.

#18: Càng cho rằng mình đúng, bạn càng tỏ ra mình chẳng biết gì

Mối tương quan giữa mức độ tiếp nhận và chấp nhận quan điểm của mỗi người là khác nhau. Theo như triết gia Bertrand Russell đã từng nói: "Vấn đề là những người ngu ngốc lại luôn chắc chắn còn những người thông minh lại luôn nghi ngờ".

#19: Điều duy nhất mà bạn có thể chắc chắn, đó chính là không có điều gì là chắc chắn cả

#20: Thứ duy nhất bất biến chính là "sự thay đổi"

(Nguồn: Mark Manson)