3 kịch bản rủi ro cho kinh doanh toàn cầu năm 2018

Chuyện làm ăn - Ngày đăng : 03:36, 13/03/2018

Nếu những sự kiện này xảy ra, nó sẽ phá vỡ nghiêm trọng các chiến lược thị trường của các công ty đa quốc gia, chuỗi cung ứng và các giả định tỷ giá hối đoái.
3 kịch bản rủi ro cho kinh doanh toàn cầu năm 2018

Nguồn: Getty Images

Hằng năm, Frontier Strategy Group đánh giá hơn 100 kịch bản có thể làm gián đoạn dự báo kinh tế đối với 73 quốc gia. Trang Harvard Business Review đã xác định được 3 rủi ro từ các thị trường mới nổi mà các nhà lãnh đạo đa quốc gia hàng đầu nên chú ý hơn vào năm nay:

1. Cuộc bầu cử của các đảng viên đảng nhân dân ở Brazil và Mexico làm tăng chi phí kinh doanh

2. Xung đột ở Trung Đông hoặc Châu Phi dẫn đến cuộc khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu

3. Cuộc đối đầu về vấn đề biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng làm gián đoạn các tuyến thương mại

Nếu những sự kiện này xảy ra, nó sẽ phá vỡ nghiêm trọng các chiến lược thị trường của các công ty đa quốc gia, chuỗi cung ứng và các giả định tỷ giá hối đoái.

Phản ứng dân chủ lạc hậu tiềm ẩn ở Mexico và Brazil

Các công ty con Mỹ Latinh đang nắm giữ những mục tiêu bán hàng và lợi nhuận tích cực hơn trong năm 2018, với mức tăng trưởng GDP khu vực thực tế 2,7%, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh doanh hơn so với mong đợi. Mexico và Brazil đã chiếm hơn 60% GDP của Mỹ Latinh và hầu hết doanh thu khu vực của các công ty đa quốc gia. Cả 2 nước đều tiến hành bầu cử Tổng thống vào năm 2018, với những người tiên phong ủng hộ các nền tảng dân chủ, làm tổn hại niềm tin của nhà đầu tư và ổn định thị trường tài chính.

Khi rủi ro này có nguy cơ xảy ra ở Mexico, các công ty chú ý đến các cuộc đàm phán NAFTA, nhưng không một chính sách trong nước nào có thể làm hỏng kế hoạch kinh doanh sớm hơn bất kỳ sự thay đổi nào của NAFTA. Ứng cử viên tổng thống đảng đối lập Andrés Manuel López Obrador đang đi đầu trong các cuộc thăm dò.

Da Silva có thể bị loại vì bị kết án tham nhũng, nhưng ông vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, và một ứng cử viên khác – Jair Bolsonaro hiện đang đứng thứ hai. Cả 2 ứng cử viên này đắc cử đều có thể gây ra những rủi ro đối với các kế hoạch đầu tư của các doanh nghiệp Brazil.

Link bài viết

Brazil là nền kinh tế đang trong đà phát triển. Trong cuộc khảo sát của 30 nhà quản lý ở Brazil vào tháng 10, 20 người cho biết tăng trưởng doanh thu của công ty họ vẫn tăng, bất chấp nền chính trị bị xáo trộn bởi vấn đề tham nhũng của đất nước.

Thật không may, triển vọng kinh doanh có thể thay đổi nếu cựu tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva tái đắc cử và thực hiện cam kết của mình để hủy bỏ cải cách lương hưu và hạn chế về ngân sách.

Ông cam kết đảo ngược cải cách để cải thiện tính linh hoạt của thị trường lao động và sự tham gia của khu vực tư nhân vào các ngành công nghiệp trước đây được bảo hộ như năng lượng.

Chi phí kinh doanh - đặc biệt là chi phí sản xuất ở địa phương - sẽ tăng lên, và việc chi tiêu ngân sách của chính phủ tăng sẽ làm giảm niềm tin kinh doanh lâu dài mặc dù đã có những gói kích thích ngắn hạn.

Ở cả Mexico và Brazil, các công ty cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp và khu vực công, từ y tế đến xây dựng và các dịch vụ công nghệ thông tin, đều dễ dàng chịu tác động vì kết quả cuộc bầu cử có thể sẽ kích hoạt việc mua bán. Các công ty nên chuẩn bị kỹ càng trong trường hợp phải phân bổ lại đáng kể các mục tiêu bán hàng theo các phân khúc khách hàng khi các chính sách của chính quyền mới trở nên rõ ràng.

Khủng hoảng di dân Redux có thể tái diễn chủ nghĩa Dân chủ Châu Âu

Cuộc khủng hoảng người nhập cư ở châu Âu minh hoạ cho việc các nước đang phát triển tạo ra ảnh hưởng lan tỏa đến kinh doanh toàn cầu như thế nào. Hàng triệu người ở Trung Đông và Trung Phi đã chạy trốn khỏi các cuộc xung đột, hạn hán, và trì trệ kinh tế. Và sự xuất hiện của họ ở châu Âu đã biến đổi chính trị phương Tây.

Các phong trào chính trị chống nhập cư đã tăng lên, giúp đẩy Anh ra khỏi Liên minh Châu Âu và đưa các nhà dân chủ vào khu vực Trung Âu.

Dòng người tị nạn đã chậm lại, nhưng phần lớn là do cam kết của Liên minh châu Âu cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 6 tỷ euro viện trợ để ngăn chặn 3,6 triệu người tị nạn và người Syria di cư từ Hy Lạp. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa 2 nước đang xấu đi trong năm qua, do xung đột giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn củng cố quyền lực và các chính phủ của các nước thuộc châu Âu đang cố gắng ủng hộ các quyền con người và các quy tắc dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong trường hợp EU đã quyết định dừng viện trợ hoặc áp đặt lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nước này có thể trả đũa bằng cách hủy cam kết nhập cư.

Link bài viết

Điều này sẽ trở thành một thời điểm nhạy cảm đối với nền kinh tế châu Âu, làm cho các nhà lãnh đạo gặp khó khăn hơn trong việc tập hợp các liên minh để thực hiện những cải cách phức tạp của EU nhằm đưa nền tài chính châu Âu vào nền tảng vững chắc về lâu dài.

Ý có thể trở thành tâm điểm bất ổn nếu có sự gia tăng đột biến của những người tị nạn Ả rập hay người châu Phi và chứng kiến liên minh các đảng cánh hữu và quần chúng theo sau các cuộc bầu cử tháng 3. Một người không ủng hộ chính sách nhập cư, chính phủ Ý với chủ nghĩa hoài nghi châu Âu, có thể khiến các nhà đầu tư sợ hãi, kéo mạnh cổ phiếu của các ngân hàng Ý bị nợ xấu và làm suy yếu nợ công.

Những kết quả chính trị này sẽ làm giảm giá trị đồng EUR xuống dưới các giả định về ngân sách của ngân hàng năm 2018 và làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của châu Âu, ảnh hưởng đến doanh thu của nhiều công ty. Các công ty đa quốc gia nên có kế hoạch trước áp lực này trong năm 2018 và đặt mục tiêu bán hàng cũng như phòng ngừa rủi ro tiền tệ đối với kịch bản này.

Tranh chấp biển đảo của Trung Quốc có thể cản trở chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong khi Bắc Triều Tiên đang đứng đầu trong danh sách rủi ro ở châu Á, Trung Quốc đã đặt nền móng cho cuộc "siêu đối đầu" ở Biển Đông. Mỗi năm, 5 nghìn tỷ USD giá trị thương mại - gần một 1/3 giá trị thương mại toàn cầu - đi qua biển Nam Trung Hoa. Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc bây giờ cho phép nước này thực hiện quyền lực trên những tuyến đường biển, thách thức tự do hàng hải được bảo đảm bởi Hải quân Hoa Kỳ trong phần lớn thế kỷ.

Trung Quốc không thể kiểm soát đơn phương những tuyến đường thương mại quan trọng hiện nay, nhưng nước này đã mở rộng giao thông quân sự tạo cơ hội cho một cuộc đụng độ khó kiểm soát, gây trở ngại lớn cho thương mại.

Các vụ tai nạn như va chạm, dù là giữa tàu đánh cá hay máy bay chiến đấu, có thể gây ra một cuộc chiến giữa các dân tộc. Quân đội Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với áp lực để hỗ trợ các đồng minh của Đông Nam Á trong việc bảo vệ nguyên tắc tự do thương mại.

Một cuộc xung đột quy mô lớn giữa quân đội Trung Quốc và Mỹ sẽ phá vỡ ngay lập tức chuỗi cung ứng quốc tế mà lĩnh vực sản xuất hiện đại đang phụ thuộc, gây ra sự thiếu hụt cho nhiều công ty. Nếu không có bộ quy tắc ứng xử hoặc một cơ chế mở cửa cho việc leo thang tại chỗ, việc đánh sáp ở Biển Nam Trung Hoa, hoặc giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên các hòn đảo Senkaku/Diaoyu ở Biển Đông Trung Hoa, có thể tạo thành xung đột toàn diện.

Căng thẳng liên quan đến thương mại và Hàn Quốc khiến tình hình càng trở nên khó khăn hơn trong việc giảm bớt các cuộc đụng độ không lường trước.

Nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp tại các thị trường châu Á cũng sẽ phải đối mặt với một cú sốc sâu, thậm chí sâu hơn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, kéo dài sự biến động không thể tránh khỏi đối với thị trường tiền tệ và thị trường tài chính. Những nỗ lực dài hạn hơn - các nỗ lực hội nhập khu vực do Trung Quốc lãnh đạo như Hiệp định thương mại đối tác kinh tế toàn diện khu vực và sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng đất đai và đường bộ có thể gây chấn động, làm giảm đầu tư và tăng trưởng năng suất.

Để giảm thiểu rủi ro này, các công ty nên đánh giá khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, kiểm kê hàng hóa và chuỗi phân phối ở châu Á trước sự gián đoạn đột ngột và kéo dài. Các nhà lãnh đạo cũng nên giảm rủi ro của bên thứ ba bằng cách đánh giá các chuỗi giá trị vì sự phụ thuộc quá mức vào các đối tác, đặc biệt ở các nước có giáp biển Nam Trung Hoa dễ dẫn đến những tác động lớn.

(Theo NCĐT - Tựa bài do DNSG Online đặt lại)

TRANG LÊ