Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ngành công nghệ có thể lâm nguy

Quốc tế - Ngày đăng : 08:00, 26/04/2018

Mỹ và Trung Quốc đang "đấu khẩu", bên này hăm dọa đánh thuế nặng vào hàng nhập khẩu của bên kia và ngược lại, trong đó ngành công nghệ có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ngành công nghệ có thể lâm nguy

Trung quốc là nước dùng linh kiện bán dẫn của Mỹ nhiều nhất thế giới.

Ngày 16/4, Chính phủ Mỹ đã cấm các công ty Mỹ bán linh kiện cho hãng sản xuất điện thoại ZTE của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng đưa ra các biện pháp bảo hộ khác và tước bỏ một khách hàng quan trọng của Trung Quốc là hãng sản xuất chip hàng đầu: Qualcomm.

Ngành công nghệ có những mối liên kết chặt chẽ giữa Trung Quốc và Mỹ, ví dụ như linh kiện bán dẫn đang bị tổn thương bởi những mức thuế bổ sung, trong khi linh kiện bán dẫn là "bộ não" và sức mạnh xử lý thông tin từ smartphone, bảng điều khiển xe đến các ngành công nghệ rất phức tạp.

Dịch chuyển lĩnh vực đầu tư. Nếu các nhà đầu tư cố gắng phòng vệ trước cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc có thể nổ ra, cổ phiếu ngành công nghệ có thể không phải là nơi trú ẩn an toàn, dù nhiều người vừa qua đã thắng ở mức cao.

Các nhà phân tích ở công ty chứng khoán JP Morgan, Mỹ cho rằng họ đang giữ "lập trường thận trọng trước ngành công nghệ có chuỗi cung ứng phức tạp, nhạy cảm với niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, tác động thương mại ngược chiều trong ngành có thể gây tổn thất nặng". Theo họ, cổ phiếu ngành công nghệ đã "tăng cao đến kinh ngạc".

Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư đã kiếm lợi và chuyển tiền sang các kênh đầu tư an toàn. "Cũng tại Mỹ, việc định giá không cho thấy một cân bằng nào" - các nhà phân tích chứng khoán viết trong một bài nghiên cứu."Qua những năm hoạt động tốt và nếu phải đánh giá, chúng tôi tin rằng các nhà đầu tư nên khóa lợi nhuận trong lĩnh vực công nghệ”.

Tác động đến người tiêu dùng Trung Quốc. Doanh nghiệp có thể phải chịu nhiều sức ép hơn nếu sử dụng nhiều loại chip, chẳng hạn như ngành vận tải hay máy ảnh an ninh một khi bị đánh thuế cao.

Dan Harris, tác giả trang blog Luật Trung Quốc cho rằng, bất kỳ nhãn hàng nào của Mỹ liên quan đến những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung thì người tiêu dùng Trung Quốc đều bị tác động.

Ví dụ, năm 2008, người tiêu dùng Trung Quốc đốt quốc kỳ Pháp trong vụ phản đối bên ngoài các tiệm bán lẻ Carrefour, lên án công ty ủng hộ các nhóm độc lập thân Tây Tạng. Năm 2012, doanh số của Toyota và Honda giảm mạnh do cuộc tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật. Cuộc đàm phán thương mại giữa Na Uy và Trung Quốc đã bị Trung Quốc tẩy chay do liên quan đến giải Nobel trao cho nhà bất đồng chính kiến Liu Xiaobo.

Link bài viết

Nhiều công ty công nghệ của Mỹ, đặc biệt là Apple, đang có doanh thu kếch sù tại Trung Quốc.

Các biện pháp ngoài thuế. Trung Quốc có thể có nhiều biện pháp siết chặt hàng hóa nhập từ Mỹ ngoài việc đánh thuế, như là một phần trong một chính sách hạ thủ các công ty Hoa Kỳ, chẳng hạn trong năm qua Trung Quốc đã trục xuất một số công ty nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Mỹ hoạt động không đúng luật tại đại lục.

Trung Quốc cũng có thể cho phép các công ty công nghệ Mỹ ở lại nhưng tìm cách buộc họ phải chịu chi phí cao để duy trì kinh doanh. Các hãng công nghệ khổng lồ của Mỹ như Apple và Intel là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương nhất về chi phí hạ tầng cao hơn hoặc thủ tục khắt khe hơn, vì chuỗi cung ứng của họ ở Trung Quốc do nhân viên Trung Quốc phụ trách. Nhưng bất chấp sự căng thẳng ở cấp độ đấu khẩu, có vẻ như các quan chức Trung Quốc "không ghè đá vào chân mình".

Tác động đến doanh số B2B. Tăng thuế sẽ tác động đến sản phẩm tiêu dùng nhiều nhất, và tăng thuế tạo nguy cơ đối với B2B (Business to Business - mô hình kinh doanh thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp).

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tiêu thụ linh kiện bán dẫn, chiếm 40 - 50% nhu cầu thế giới. Những hãng khổng lồ như Alibaba, Baidu và Huawei dựa trên nguồn cung của các hãng sản xuất chip của Mỹ. Nếu Trung Quốc quyết định chạy theo thuế suất đề xuất của Chính phủ Mỹ đánh trên linh kiện bán dẫn, các hãng Mỹ có thể mất những khách hàng quan trọng.

Ngoài Apple, rất ít công ty công nghệ Mỹ, từ Google, Facebook đến Microsoft bán hàng thành công ở Trung Quốc.

KHỞI THỨC