Bí quyết phòng các bệnh thường gặp trong mùa mưa
Sống khỏe - Ngày đăng : 06:22, 05/06/2018
Hơn nữa, mưa và ngập úng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho con người, do đó cần lưu ý phòng ngừa, không để bệnh lây lan tạo thành dịch bệnh.
Một số bệnh thường gặp trong mùa mưa gồm:
Cảm lạnh và cúm
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ gây thành dịch lớn do virus cúm lây lan trong không khí và qua tiếp xúc với người bệnh. Mọi lứa tuổi đều dễ bị nhiễm bệnh và đây là loại bệnh thường xảy ra nhất trong mùa mưa.
Biểu hiện khi bị bệnh: nhức đầu, đau nhức cơ thể, sốt, ho và mệt mỏi.
Viêm họng
Thường gặp ở người cao tuổi, trẻ em.
Các dấu hiệu khi mắc bệnh: đau họng, khàn tiếng, ho, có thể kèm theo sổ mũi. Người bệnh cần được khám, điều trị cho dứt điểm, tránh biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi.
Viêm mũi dị ứng
Triệu chứng khởi đầu của bệnh là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nặng hơn là đau họng, ho có đờm… Nhiều người khi có những triệu chứng trên thường nghĩ mình bị cảm và tự mua thuốc về uống, bệnh có thể bớt, nhưng không khỏi hẳn. Lâu dài bệnh có thể tiến triển thành viêm xoang, làm thường xuyên bị nghẹt mũi, ho có đàm, nhức đầu, có thể gây ảnh hưởng tới mắt.
Bệnh viêm tai giữa mãn tính gây chảy mủ trong tai từng đợt hoặc thường xuyên
Nếu không điều trị sớm sẽ làm cho bệnh nặng lên, gây viêm màng não, nguy hiểm hơn còn có thể làm liệt dây thần kinh số VII dẫn tới méo mặt…
Khi bị một trong những biến chứng trên, bệnh nhân buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật cấp cứu. Không những phải chịu đau đớn, chi phí tốn kém mà sau khi phẫu thuật bệnh nhân không thể phục hồi được chức năng nghe, liệt mặt, ảnh hưởng não.
Vì vậy những người mắc bệnh này nên vệ sinh tai thường xuyên, khi tai bị chảy mủ phải đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt để được điều trị, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Các bệnh về da như ghẻ, nấm chân, viêm da
Xảy ra khi nhiệt độ ẩm thấp, môi trường và nhất là nguồn nước bị ô nhiễm, chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nếu chẳng may dính nước mưa, nước ngập, cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ. Khi da bị tổn thương, ngứa, loét, là chỗ vi khuẩn tấn công tạo thành những mụn mủ trên da, cần vệ sinh thật sạch bằng cồn, nước sạch và đến ngay thầy thuốc tránh bệnh chuyển biến nặng hơn.
Bệnh về tiêu hóa, tiêu chảy
Xảy ra do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột (ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín…).
Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tránh xa nguồn bệnh, thực hiện ăn chín uống sôi…
Đau mắt đỏ
Là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mùa mưa.
Đau xương khớp
Là bệnh hay gặp trong thời tiết chuyển mùa, ẩm thấp, gió lạnh, mưa nhiều. Các khớp không chỉ đau mà còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là vào sáng sớm. Thời tiết chuyển lạnh khiến các mạch máu ngoại vi giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên (như da, cơ, khớp) gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương ở các khớp (như khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai), co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
Sốt xuất huyết
Là bệnh nguy hiểm nhất vào mùa mưa, bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Bệnh thường xuất hiện đột ngột với những triệu chứng như sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới mũi xương ức).
Phòng ngừa bệnh bằng cách thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng; loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng cách đậy kín hoặc thả cá vào các dụng cụ chứa nước. Ngoài ra, cần lưu ý việc phòng chống muỗi đốt cho trẻ em, mặc quần áo dài tay, ngủ trong mùng kể cả ban ngày.
Một số cách để giữ gìn sức khỏe trong mùa mưa: - Tăng cường bổ sung vitamin C từ các loại trái cây chua như cam, quýt, chanh… hoặc dùng dạng viên sủi… Mỗi ngày uống một ly chanh nóng không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, mà còn giúp đào thải độc tố cho đường ruột. - Uống nhiều nước giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể, đào thải độc tố khỏi cơ thể, còn giúp da sáng và đẹp tự nhiên. - Ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, thanh đạm. Bổ sung các gia vị như gừng, nghệ, hạt tiêu khi chế biến thức ăn. Hạn chế dùng thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, hải sản… cũng như hạn chế ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín dễ gây ngộ độc. Không ăn thức ăn nguội lạnh, nên bổ sung thêm sữa uống lên men chứa lợi khuẩn sống để duy trì hệ tiêu hóa cân bằng và khỏe mạnh. |