M&A tại ASEAN: Thận trọng với sự gia tăng rủi ro đuôi

Chuyện làm ăn - Ngày đăng : 01:09, 06/06/2018

ASEAN có triển vọng kinh tế tươi sáng, và các khoản đầu tư chủ động của chính phủ vào các dự án cơ sở hạ tầng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, dù có nhiếu tín hiệu tích cực về tăng trưởng toàn cầu, nhưng các doanh nghiệp cũng cần có sự cẩn trọng với gia tăng của các rủi ro đuôi (tức các rủi ro có xác xuất cực nhỏ)
M&A tại ASEAN: Thận trọng với sự gia tăng rủi ro đuôi

Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo “Mua bán và Sáp nhập trong khu vực ASEAN” tại TP.HCM do Ngân hàng Standard Chartered phối hợp với Phòng Thương mại Malaysia tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tổ chức. 

Các chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered phát biểu tại sự kiện bao gồm ông Edward Lee, Trưởng nhóm kinh tế phụ trách khu vực ASEAN và Nam Á, ông Ralf Pilarczyk, Trưởng bộ phận Mua bán và Sáp nhập khu vực ASEAN và bà Tina Tejwaney, Chuyên gia về Mua bán và Sáp nhập khu vực ASEAN.

Tại Hội thảo, ông Edward chia sẻ những điểm nổi bật trong Báo cáo nghiên cứu toàn cầu mới nhất của Ngân hàng với tiêu đề: Lạc quan thận trọng. Ông Edward đánh giá ASEAN có triển vọng kinh tế tươi sáng, và các khoản đầu tư chủ động của chính phủ vào các dự án cơ sở hạ tầng sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn và trung hạn.

Ông Ralf và bà Tina chia sẻ nhận định về các chủ đề và xu hướng M&A tại ASEAN, bao gồm Việt Nam. Hai diễn giả cũng dẫn chứng cụ thể về việc Standard Chartered đang làm việc với khách hàng như thế nào để xử lý hiệu quả các giao dịch sáp nhập, thoái vốn và đầu tư có quy mô lớn, phức tạp và thực hiện xuyên biên giới. 

Các chỉ số cho thấy hoạt động M&A phát triển rất mạnh trong giai đoạn 2014-2017 đó là do nguyên nhân nới room, sở hữu nhà nước thoái vốn, các công ty Thái thâm nhập mạnh vào thị trường. sự phát triển mạnh mẽ của ngành tiêu dùng bán lẻ. những nhà đầu tư Thái với lợi thế gàn gũi Việt Nam, nhìn thấy tiền năng phát triển của thị trường Việt Nam nên đã trở thành những  nhà đầu tư đi đầu lĩnh vực này. 

Những nhành đã M&A rất mạnh và sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai như: Khưng hướng FDI, Điện, tiêu dùng, bán lẻ, Thúc đẩy thoái vốn các công ty nhà nước (SOE). Trong đó, với đặc điểm về dân số trẻ, Việt Nam là thị trường phát triển mạnh về tiêu dùng và bán lẻ, thị trường rượu bia cũng là thị thường tiềm năng. 

mua-ban-sap-nhap-thi-truong-as-7064-6714

Các chỉ số cho thấy hoạt động M&A phát triển rất mạnh trong giai đoạn 2014-2017 đó là do quyết sách nới room của Chính phủ, sở hữu nhà nước thoái vốn, các công ty Thái thâm nhập mạnh vào thị trường. sự phát triển mạnh mẽ của ngành tiêu dùng bán lẻ. Những nhà đầu tư Thái với lợi thế gần gũi Việt Nam, nhìn thấy tiền năng phát triển của thị trường Việt Nam nên đã trở thành những  nhà đầu tư đi đầu lĩnh vực này. 

Những ngành đã M&A rất mạnh và sẽ còn tiếp tục phát triển trong tương lai như: Khưng hướng FDI, Điện, tiêu dùng, bán lẻ, thúc đẩy thoái vốn các công ty nhà nước (SOE). Trong đó, với đặc điểm về dân số trẻ, Việt Nam là thị trường phát triển mạnh về tiêu dùng và bán lẻ, thị trường rượu bia cũng là thị thường tiềm năng. 

Những yếu tố tạo nên thành công M&A trong bán lẻ và tiêu dùng

Ông Ralf Pilarczyk nhận định những yếu tố tạo nên sự sôi động trong thị trường M&A tại khu vực ASEAN: Thị trường khá "ngọt ngào" do nền kinh tế mở, là điểm đến đầu tư hấp dẫn; Thu nhập người dân tăng cao khiến chi tiêu nhiều hơn, sức cạnh tranh lớn; Sự dịch chuyển đầu tư từ bên ngoài khu vực nhiều hơn; Các tập đoàn trong khu vực M&A để mở rộng kinh doanh, Định giá hấp dẫn, các công ty nước ngoài tăng cường thâm nhập thị trường và tái cấu trúc khu vực Đông Nam Á. 

Để có thể thực hiện M&A thành công, đơn vị mua cần phải hiểu rõ về khác biệt trong từng thị trường, từng ngành, việc định giá khác nhau giữa các công ty mục tiêu, có sự hiểu biết từng thị trường, nắm bắt quy luật cung cầu tại thị trường mục tiêu. Bà Tina Tejwaney cho biết, các doaanh nghiệp phải chọn được đối tác tư vấn uy tín, hiểu biết về các vấn đề trên nhằm tăng tính cạnh tranh. Các bên liên quan trong thương vụ M&A như chính phủ, đối tác, ngân hàng,… là những yếu tố rất quan trọng tạo nên thành công trong thương vụ M&A. Đồng thời, doanh nghiệp phải hiểu cấu trúc một giao dịch, bám sát 5 yếu tố cốt lõi nhất quyết định sự thành công của M&A: Thứ nhất, lựa chọn mục tiêu phù hợp để M&A, bao gồm quy mô, lĩnh vực hoạt động, cấu trúc, quản trị, văn hóa…; Thứ hai, xác định đúng mục đích của M&A, Thứ ba, xác định đúng giá trị của DN mục tiêu; Thứ tư, nhận diện các rào cản và rủi ro tiềm ẩn; Thứ năm, cần hoạch định một chiến lược kỹ lưỡng cho thương vụ M&A.

T.K