Thị trường chứng khoán bất ổn, tỷ phú thế giới mất hàng trăm tỷ USD
Quốc tế - Ngày đăng : 07:00, 10/01/2019
Mark Zuckerberg trong phiên điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 11/4/2018 |
Ngay cả người giàu nhất thế giới sở hữu số tài sản có mức tăng lớn nhất năm 2018 là Jeff Bezos cũng không thể tránh khỏi những biến động mạnh của thị trường chứng khoán.
Tài sản của ông chủ Amazon đạt 168 tỷ USD vào tháng 9 và tăng thêm 69 tỷ USD, sau đó giảm đến 53 tỷ USD - con số còn cao hơn nhiều so với giá trị vốn hóa của Hãng Hàng không Delta Air Line hay nhà sản xuất xe hơi Ford Motor.
Cuối năm 2018, ông Jeff Bezos chỉ còn nắm giữ 115 tỷ USD.
Dẫu vậy, nhà sáng lập Amazon vẫn có một năm sáng sủa hơn nhiều so với Mark Zuckerberg - "ông trùm" Facebook. Khối tài sản của CEO Facebook mất đến 23 tỷ USD khi Facebook bị cuốn vào hết bê bối này đến khủng hoảng khác.
Hồi tháng 5, CEO của Facebook phải ra điều trần ở Nghị viện Châu Âu. Tính đến nay, đã có 8 quốc gia yêu cầu chất vấn vị CEO này.
Tỷ phú Mỹ Jeff Bezos, ông chủ Amazon |
Tổng cộng, 173 tỷ phú của nước Mỹ có trong danh sách của Bloomberg đã mất 5,9% khối tài sản, và tổng tài sản của những nhân vật này hiện chỉ còn 1.900 tỷ USD.
Theo thống kê của Bloomberg, trong năm 2018, tài sản của 128 tỷ phú giàu nhất châu Á đã mất tổng cộng 144 tỷ USD. Đây là lần giảm đầu tiên của giới giàu nhất châu Á kể từ khi bảng xếp hạng 500 tỷ phú Bloomberg Billionaires Index được đưa ra vào năm 2012.
3người thua cuộc "thảm hại" nhất đều đến từ Trung Quốc, dẫn đầu là ông Wang Jialin của Tập đoàn Wanda với mức giảm 11,1 tỷ USD.
Tỷ phú Trung Quốc Wang Jianlin, ông chủ Tập đoàn Dalian Wanda |
Năm 2018, rất nhiều tỷ phú Trung Đông đã bị buộc tội trong chiến dịch xóa sổ đường dây tham nhũng của hoàng tử Arab Saudi Mohammed bin Salman, điều này tạo ra tâm lý nghi ngờ và lo sợ về những đợt trừng trị mạnh tay của hoàng gia khiến nền kinh tế khối Ả rập trở nên ảm đạm.
Hoàng tử Alwaleed - người giàu nhất Arab Saudi vừa được trả tự do vào hồi tháng 3 sau 83 ngày bị giam giữ, đã mất 3,4 tỷ tài sản. Giá trị tài sản ròng của ông đã giảm 60% kể từ mức đỉnh vào năm 2014.
Tại châu Âu, từ nhà sáng lập Hãng thời trang Zara - Amancio Ortega cho tới cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi, đều bị sụt giảm mạnh về giá trị tài sản. Gia tộc Schaeffler - cổ đông lớn của Hãng sản xuất phụ tùng ô tô Continental A đã "mất mát" khá nhiều vì chi phí lên cao và điều kiện kinh doanh ở châu Âu và châu Á trở nên khó khăn hơn.
Giá trị tài sản ròng của 16 trên tổng số 26 tỷ phú của Nga có trong chỉ số theo dõi của Bloomberg đều sụt giảm trong năm 2018. "Ông trùm" ngành nhôm Oleg Deripaska hiện vẫn phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, là người mất nhiều nhất: 5,7 tỷ USD và bị loại ra khỏi bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới.