Nếu Google mua công ty âm nhạc lớn nhất thế giới?

Văn hóa - Giải trí - Du lịch - Ngày đăng : 04:23, 28/03/2019

Có 50% cổ phần của Universal Music Group sẽ được rao bán. Nếu “gã khổng lồ” công nghệ Google mua nó thì đó sẽ là câu chuyện được nói nhiều nhất về kinh doanh âm nhạc trong những thập kỷ tới.
Nếu Google mua công ty âm nhạc lớn nhất thế giới?

The Beatles, ngôi sao Taylor Swift, Ariana Grande, Drake... thuộc "nhà” UMG

Ba năm trước, Google đã mua 50% cổ phần của Sony/ATV Music Publishing, nhưng cuối cùng lại chuyển cho Tập đoàn Sony trong một thỏa thuận trị giá 750 triệu USD; và Alphabet (công ty mẹ của Google) được quyền sở hữu hơn hai triệu bản quyền, cùng hàng loạt lượng truy cập “khủng” trong nhiều thập kỷ.
Trở lại hiện tại, giới âm nhạc thế giới đang quan tâm đến việc Universal Music Group (UMG) thuộc đế chế truyền thông Vivendi (Pháp) sẽ bán 50% cổ phần. UMG là công ty sở hữu danh mục âm nhạc lớn nhất thế giới theo doanh thu và thị phần (chiếm gần 30% tổng doanh thu của âm nhạc thế giới trong năm 2017- MIDiA Research) và là công ty thu âm lớn thứ hai thế giới. UMG hiện là “nhà” của các nhãn hiệu lớn như Interscope, Capitol, Republic, Island và Def Jam; cùng các ngôi sao ca nhạc đã và đang “hot” như Drake, Taylor Swift, Ariana Grande, The Beatles, Guns N ‘Roses, Jay-Z, U2 , Pink Floyd...
Một lần nữa, Google đang được nhắc đến như một công ty mua lại tiềm năng, bên cạnh Tencent, Alibaba, Liberty Media, Apple và Verizon. Điều khiến bất kỳ cuộc “hôn nhân” nào giữa Alpha-bet/Google và UMG trở nên hấp dẫn chính là vấn đề bản quyền trong kinh doanh âm nhạc và YouTube. YouTube thuộc sở hữu của Google là dịch vụ phát nhạc trực tuyến lớn nhất hành tinh. Có khoảng1,6 tỷ người/tháng nghe nhạc miễn phí (tài trợ bởi quảng cáo) trên YouTube, họ cũng truy cập nhiều hơn (tính theo tổng số giờ nghe trên toàn thế giới) so với người dùng của mọi nền tảng phát trực tiếp âm thanh và video khác cộng lại.
YouTube đã ra mắt ứng dụng YouTube Music thuê bao 9,99 USD/ tháng, nhưng đa số ủng hộ điều 13 trong Dự thảo về bản quyền của EU yêu cầu những “ông lớn” trên internet như Google, Facebook hay YouTube thực hiện các biện pháp “tối ưu và xứng đáng” để ngăn chặn các nội dung do người dùng tự tạo có dấu hiệu vi phạm bản quyền. Và điều 11của Dự thảo nêu rõ sẽ áp dụng những yêu cầu thanh toán tiền bản quyền đối với việc chia sẻ nội dung trực tuyến. Nếu điều 13 được thông qua (trong những tháng tới), sẽ giúp UMG, Sony Music Entertainment và Warner Music Group - những công ty thu âm hàng đầu thế giới kiểm soát tốt hơn việc âm nhạc của họ xuất hiện trên YouTube và đó là cơ hội để đàm phán tỷ lệ trả tiền bản quyền cao hơn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Google mua lại 50% của Universal Music Group? Hoặc mua toàn bộ UMG? Một số người nghi ngờ Vivendi sẽ thanh lý toàn bộ UMG với mức giá khoảng 40 tỷ USD. Tháng 2 vừa qua, trong một báo cáo Deutsche Bank ước tính UMG trị giá 29 tỷ Euro (33,25 tỷ USD) - cao hơn Vivendi chỉ được 28 tỷ Euro. Tuy nhiên, đối thủ đáng gờm có thể là Liberty Media - chủ sở hữu của SiriusXM và Pandora.
Nếu điều 13 trong Dự thảo về bản quyền của EU được thông qua, rất có thể Google/Alphabet đầu tư trực tiếp vào công ty nắm giữ bản quyền âm nhạc lớn nhất thế giới, để giữ các chi phí bản quyền thấp nhất có thể trên nền tảng miễn phí của YouTube trong nhiều năm tới. Hơn nữa, nền công nghiệp thu âm đang ngày càng “cạn tình” với âm nhạc miễn phí. Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán triển vọng kinh tế cho các công ty thu âm ở thập kỷ tới, chủ yếu được thúc đẩy bởi hàng trăm triệu khách hàng mới đang móc tiền túi ra đăng ký thuê bao cho những dịch vụ như Spotify và Apple Music.
Tuy nhiên, mô hình trả tiền lại đi ngược với nguồn thu chính của Google. Doanh thu của Alphabet phụ thuộc vào kinh doanh quảng cáo trên Google chứ không phải đăng ký thuê bao. Trong tổng 39,3 tỷ USD doanh thu của Alphabet trong quý IV/2018, quảng cáo đem về 83% (32,6 tỷ USD). Hy vọng về tương lai của YouTube là khoản chi 195 tỷ USD cho quảng cáo trên truyền hình khắp thế giới vào năm ngoái sẽ chuyển dần sang video kỹthuật số miễn phí.
Theo giới chuyên môn, Apple, Liberty Media và Tencent  vẫn có khả năng mua cổ phần của UMG, nhưng với nhiều người thì Google là một “con ngựa ô” trong cuộc đua này. Năm 2015 Google Ven-tures từng bỏ vốn 60 triệu USD cho Tập đoàn Kobalt Music Group (hiện có doanh số hơn nửa tỷ USD/năm), hay đầu tư hàng triệu USD cho 300 Entertainment - từng được điều hành bởi Lyor Cohen, Giám đốc âm nhạc toàn cầu hiện nay của YouTube. Ngoài ra, Susan Wojcicki - CEO của YouTube đang là bạn thân của Lucian Grainge - Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO của UMG. Nhiều người nghi ngờ Vivendi sẽ bán một nửa UMG nếu nhận được một lời đề nghị đâu đó trị giá 40 tỷ USD. Al-phabet đã kết thúc năm 2018 với doanh thu tiền mặt, tương đương tiền mặt và chứng khoán là109 tỷUSD, nên Google chắc chắn có đủ tiền để mua UMG.
(Theo Rollingstone.com)

PHÚC NHƯ THỦY