IoT tác động đến logistics và chuỗi cung ứng như thế nào?
Công nghệ - Ngày đăng : 07:18, 26/06/2019
Thời đại của mua hàng trực tuyến đang bùng nổ. Theo một ước tính của Business Insider, có khoảng 6.400 cửa hàng đã đóng cửa trong năm 2017 và nhiều hơn vào năm 2018. Sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử, trị giá 2,3 nghìn tỷ USD trên toàn cầu, chắc chắn là một thách thức đối với các doanh nghiệp logistics.
Nhưng Internet kết nối vạn vật (IoT) đang giúp ngành logistics định hình lại cũng như tái cấu trúc, sáng tạo mới các hoạt động của chuỗi cung ứng, mà tiêu biểu là việc giám sát lộ trình, vị trí hàng hóa dựa trên thu thập dữ liệu theo thời gian thực. Từ đó dẫn tới sự đổi mới của các giải pháp, quy trình giám sát tài sản.
Tối ưu hóa vận chuyển và tăng cường khả năng hiển thị lôhàng
Một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của mua sắm trực tuyến là sự sẵn có của hàng hóa. Khi đối diện những kệ hàng trống trơn hoặc bị thiếu sản phẩm, khách hàng sẽ chuyển sang smartphone và mua từ các đối thủ cạnh tranh trực tuyến. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp mất doanh số, cũng như lợi thế cạnh tranh của họ. Trong nhiều trường hợp, thách thức này là một sản phẩm của hiệu quả chuỗi cung ứng (supply chain) - có lẽ là một trong những lĩnh vực bị bỏ qua nhất của logistics và các hệ thống bán buôn đã thành công.
Với sự trợ giúp của IoT, các nhà quản lý logistics có thể khắc phục các sự cố vận chuyển tiềm ẩn gây mất thời gian và tiền bạc. Khi các vấn đề về chuỗi cung ứng liên quan đến vận tải phát sinh, những người ra quyết định định vị vấn đề tốt hơn để khắc phục các thách thức.
Thực tế cho thấy, IoT đang tạo điều kiện cho việc vận chuyển hiệu quả hơn trong ngành công nghiệp logistics theo hai cách: theo dõi đội vận tải và giám sát hàng đang di chuyển.
Với đội vận tải, khi quản lý phân phối sản phẩm, điều quan trọng là luôn xác định được vị trí phương tiện đang di chuyển. IoT cho phép các doanh nghiệp xác định chính xác hơn khi nào hàng tồn kho sẽ có - hoặc không có sẵn. Những thách thức gia tăng đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà từ các cửa hàng cho khách hàng tại nhà. Theo dõi đội vận chuyển giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định hơn khi nào sản phẩm sẽ có sẵn cho khách hàng và cung cấp dữ liệu cụ thể sẽ giúp xác định chính xác vấn đề không hiệu quả trước đây.
Với hàng hóa đang “trên đường”, các cảm biến hỗ trợ IoT cũng có thể tiết lộ trạng thái của các đơn hàng riêng lẻ đang vận chuyển, đo lường các điều kiện môi trường có thể có tác động đến chất lượng hàng hóa. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hàng tồn kho dễ hỏng và dễ vỡ. Các công nghệ IoT có thể xác định thiệt hại hàng hóa, ghi lại thời điểm và nơi các mặt hàng bị tác động xấu. Do đó, các nhà quản lý logistics cần có giải pháp cho việc kiểm soát chất lượng và chỉ ra các vị trí / nơi để hàng nhằm cải thiện tính toàn vẹn của lô hàng trong quá trình vận chuyển.
Cải thiện hiệu quả hàng tồn kho và hoạt động của kho hàng
Khi sản phẩm đã đến kho an toàn, doanh nghiệp phải quản lý hiệu quả hàng tồn kho của mình. Tối ưu hóa hoạt động kho và quản lý hàng tồn kho là rất quan trọng để hạ thấp hao tổn và tăng lợi nhuận.
Từ việc tạo ra hiệu quả hoạt động tăng lên đến việc thông báo các quyết định hàng tồn kho chính xác, các thiết bị được kết nối đang tạo cho ngành công nghiệp khả năng tối đa hóa hoạt động theo cách ngang bằng hoặc vượt xa các đối thủ thương mại điện tử của họ.
Các cấu phần tạo nên cuộc “cách mạng” trong quản lý hàng tồn kho dựa trên IoT bao gồm: kệ thông minh, các ứng dụng tăng cường thực tế, robot, các cảm biến; công nghệ giám sát…
Cụ thể, kệ thông minh được gắn cảm biến có thể đáp ứng nhanh chóng và chính xác số liệu hàng tồn trong kho và trên khu trưng bày hàng bán. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp quản lý kết hợp các tùy chọn nhận hàng tại cửa hàng và đặt hàng trực tuyến / tại cửa hàng.
Công nghệ kệ thông minh thông báo các quyết định đặt hàng lại (re-ordering) và dự trữ lại (re-stocking) hiệu quả hơn và phản ánh nhu cầu của khách hàng. Thông qua phân tích dữ liệu dài hạn, xu hướng bán hàng, chiến lược vị trí sản phẩm và việc ngừng sản phẩm tiềm năng có thể được xác định dễ dàng hơn.
Cùng đó, các ứng dụng điện thoại thông minh và kính thông minh hỗ trợ trực quan sẽ giúp tăng độ chính xác và hiệu quả của hoạt động kho - thông qua công nghệ thực tế tăng cường. Theo phân quyền, các nhân sự ở các vị trí có thể xem chi tiết sản phẩm trực quan mà không cần tìm kiếm trong ngăn xếp giấy tờ và hướng dẫn sử dụng.
Người máy vận hành tự động (Autonomous Mobile Robots - AMR) sẽ tham gia vào quá trình này để di chuyển hoặc xử lý các hàng hóa trong kho. Sử dụng cảm biến và camera, AMR được lập trình để phân tích các điều kiện môi trường, di chuyển an toàn và tự động. Điều này có thể giảm thiểu chi phí lao động cũng như giảm nguy cơ chấn thương.
Đồng thời, người ta sẽ sử dụng thẻ và cảm biến nhận dạng tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification - RFID) để kiểm soát sản phẩm. Các sản phẩm bị hư hỏng có thể được xác định và báo cáo cho người quản lý kho theo thời gian thực. Đối với cửa hàng tạp hóa, điều này cho phép thông báo ngay lập tức để kiểm tra lô hàng, xác định mức độ thiệt hại ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ hàng hóa của bao bì và số lượng sản phẩm cần được thay thế. Đối với một cửa hàng điện tử, các dữ liệu này giúp người quản lý có thể chủ động đặt hàng, đồng thời, điều chỉnh kế hoạch bán hàng và tiếp thị.
Cùng đó, công nghệ phát hiện gian lận sử dụng các cảm biến theo dõi ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn. Cụ thể, việc gắn cảm biến và định vị hàng hóa sẽ giúp giải quyết tình trạng thất lạc, mất cắp...
(Lược dịch từ www.korewireless.com)