Cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì lại có một trẻ thấp còi tại Việt Nam

Sống khỏe - Ngày đăng : 05:16, 25/07/2019

Thiếu hụt dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới. Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra nhiều hậu quả trước mắt  cũng như lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có chiều cao trung bình thấp nhất.
Cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì lại có một trẻ thấp còi tại Việt Nam

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ thấp còi hiện khá cao cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì lại có một trẻ thấp còi. Theo Tiến sĩ Yen Ling Low, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dinh dưỡng Abbott châu Á - Thái Bình Dương, có rất nhiều nguyên nhân khiến người Việt Nam có chiều cao trung bình thấp, trong đó nguyên nhân chính là do thiếu hụt dinh dưỡng từ nhỏ.

Thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến những hệ quả lâu dài không chỉ với cá nhân mà còn với cộng đồng như chậm phát triển nhận thức, hay ốm và tạo tâm lý mặc cảm, tự ti. Hệ quả mà thiếu hụt dinh dưỡng gây ra rất khó khắc phục. Trẻ đã thấp còi khi còn nhỏ nếu không được can thiệp kịp thời sẽ phát triển chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa và khó bắt kịp đà tăng trưởng. Không như những ngộ nhận thường thấy, ảnh hưởng của yếu tố di truyền tới chiều cao của trẻ không quá lớn. Trên thực tế, các yếu tố về môi trường khác như vệ sinh hay vận động, đặc biệt là dinh dưỡng là chìa khóa giúp trẻ phát triển hết tiềm năng. 

Giáo sư Robert Murray, Khoa Tiêu hóa và Dinh dưỡng Nhi Khoa, Trường Đại học Ohio (Mỹ) cho biết: “Thiếu hụt dinh dưỡng gây ra nhiều hậu quả nặng nề, chẳng hạn như làm chậm quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ, kể cả khi bình thường hay khi đang mắc bệnh. Nếu không có chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ có thể bị tăng trưởng chậm, thậm chí thấp còi, dẫn đến tình trạng trẻ dễ mắc hay gặp các vấn đề về phát triển nhận thức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của trẻ sau này. Vì vậy, việc giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng cũng như suy dinh dưỡng cho trẻ từ sớm là điều vô cùng cần thiết, bởi điều này giúp tái khởi động tăng trưởng sụn để trẻ có thể đạt tiềm năng phát triển chiều cao tối ưu. Gen di truyền quyết định quá trình tạo xương, nhưng các yếu tố môi trường, đặc biệt là dinh dưỡng mới đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhỏ đạt hết tiềm năng chiều cao, bất kể những khác biệt về văn hóa hay địa lý”.

Giáo sư Murray còn cho biết thêm: “5 năm đầu đời được coi là thời điểm vàng để cha mẹ chuẩn bị hành trang vững chắc cho con phát triển tối ưu trong tương lai. Ở giai đoạn này, trẻ có thể đạt 60% chiều cao khi trưởng thành. Muốn vậy, cha mẹ cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho con ngay từ những năm đầu đời để trẻ có thể phát triển tối đa”.

Tiến sĩ Yen Ling Low cho biết: “Arginin là một axit amin quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Axit amin này thúc đẩy sự phân chia tế bào của đĩa tăng trưởng ở đầu xương, giúp xương phát triển dài hơn. Nghiên cứu đã chỉ ra trẻ thấp còi có lượng Arginin trong máu thấp hơn hẳn so với trẻ phát triển bình thường. Thiếu Arginin trong cơ thể cũng khiến trẻ chậm phát triển hơn. Vitamin K2 tự nhiên là một dưỡng chất quan trọng giúp vận chuyển canxi vào mô xương và giúp xương chắc khỏe. Vitamin K2 là một dạng đặc biệt của Vitamin K, có hiệu quả cao hơn so với Vitamin K1 thường thấy ở các công thức dinh dưỡng khác. Vì vậy, PediaSure mới có bổ sung Arginin và Vitamin K2 tự nhiên giúp xương phát triển nhanh, giúp trẻ cao lớn và bắt kịp đà tăng trưởng.

Nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại các vùng nông thôn Việt Nam, từ năm 2004, Abbott đã hợp tác cùng AmeriCare hỗ trợ Chương trình Bổ sung Dinh dưỡng cho trẻ Mầm non do Hội Từ thiện Giao Điểm thực hiện bằng việc nâng cao nhận thức và cung cấp dinh dưỡng cho trẻ em tại các vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất trên cả nước. Chương trình đã hỗ trợ hơn 25.000 trẻ em, góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở những trẻ được tham gia chương trình xuống gần 20%, đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc. Bằng việc bổ sung hai dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng quan trọng, công thức PediaSure mới với Arginin và Vitamin K2 tự nhiên chính là cải tiến dinh dưỡng nhi mới nhất của Abbott.

Lữ Ý Nhi