Đòn đánh thuế hàng Trung Quốc và hiệu ứng boomerang cho kinh tế Mỹ

Quốc tế - Ngày đăng : 00:00, 16/09/2019

Các nhà phân tích nhận định, việc tăng thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với hàng hóa Trung Quốc đã không thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước khác.
Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nước này đã thâm hụt thương mại 412,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019, tăng 3% so với một năm trước đó.

Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nước này đã thâm hụt thương mại 412,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019, tăng 3% so với một năm trước đó

Theo báo Nikkei Asian Review, trong khi Washington xúc tiến áp đặt loạt thuế quan thứ tư đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, thâm hụt thương mại tích lũy của Mỹ từ khi ông Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2017 đã vượt quá 2.000 tỷ USD, tăng 8% trong năm 2017 và 10% vào năm 2018.

Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nước này đã thâm hụt thương mại 412,1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2019, tăng 3% so với một năm trước đó.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã giảm 18,8 tỷ USD giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6/2018, trước khi Washington tung ra loạt thuế quan đầu tiên. Nhưng thâm hụt thương mại với Mexico và Việt Nam đã tăng tổng cộng 20 tỷ USD.

Link bài viết

Các công ty đa quốc gia đã bắt đầu mua sắm cho chuỗi cung ứng của họ từ Mexico và các quốc gia khác. Tuy nhiên, nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu rất mạnh ở Mỹ, ngay cả khi thuế quan tăng lên để đóng cửa hàng nhập khẩu Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ vẫn mua sản phẩm từ các quốc gia khác.

Hơn nữa, chuỗi cung ứng toàn cầu đan xen phức tạp đến mức thuế quan của Mỹ đã có hiệu ứng boomerang đối với một số sản phẩm của chính họ. Hàng hóa nhập vào Mỹ từ Trung Quốc bao gồm nguyên liệu, tài sản trí tuệ và các mặt hàng có nguồn gốc từ các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ.

Như vậy, nếu xuất khẩu của các công ty Trung Quốc sang Mỹ giảm, xuất khẩu của các công ty Mỹ cung cấp nguyên liệu và tài sản trí tuệ cho những đối tác Trung Quốc cũng giảm.

Theo hãng nghiên cứu IHS Markit, trong bối cảnh trị giá hàng nhập khẩu không giảm trong khi xuất khẩu vẫn còn yếu, chỉ số Quản lý thu mua sơ bộ của các nhà sản xuất Mỹ đã giảm xuống 49,9 trong tháng 8/2019, đánh dấu sự thu hẹp của nền kinh tế. Tăng trưởng việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ cũng đã chậm lại kể từ tháng 1/2019.

Các nhà phân tích chỉ ra nguy cơ gia tăng một vòng luẩn quẩn, trong đó Tổng thống Trump tiếp tục duy trì chính sách thuế quan của mình, gây áp lực giảm mạnh hơn cho nền kinh tế thế giới do ông không thể làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ. 

Minh Thiện