Cơ hội đầu tư lớn dành cho khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam

Trong nước - Ngày đăng : 06:00, 12/02/2020

Khu vực tư nhân đang đứng trước cơ hội đầu tư gần 10.000 tỷ USD vào các thị trường mới nổi, nhằm thúc đẩy tiến trình hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc; trong đó, Việt Nam mang đến cơ hội đầu tư khoảng 45,8 tỷ USD.
Cơ hội đầu tư lớn dành cho khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam

Sở hữu tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất châu Á và thế giới, nền kinh tế Việt Nam được xem là đã trải qua một năm 2019 bứt phá đầy ngoạn mục, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Theo đó, tăng trưởng GDP có năm thứ hai liên tiếp đạt trên 7% (vượt mục tiêu 6,6 - 6,8% do Quốc hội đề ra); lạm phát được kiểm soát ở mức 2,79% - thấp nhất trong 3 năm trở lại đây; mặt bằng lãi suất và tỷ giá cũng được duy trì ổn định. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 12 năm ngoái nhận định, triển vọng trước mắt và trung hạn của nền kinh tế Việt Nam sẽ là tích cực, với tăng trưởng GDP dự báo quanh mức 6,5% trong 3 năm tới.

Cũng trong tháng 12/2019, tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết, Việt Nam ngày càng có nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh, trở thành mũi nhọn tại một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Đặc biệt, ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư vào công nghệ sáng tạo, nâng cao giá trị; nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt vượt khó đi lên.

Link bài viết

Nhận định về nền kinh tế Việt Nam, ông Nirukt Sapru - Tổng Giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á thuộc Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ: "Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á và là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Đây là kết quả của hàng loạt các chính sách và nỗ lực cải cách đã và đang được triển khai".

Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam cũng cam kết thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền Vững (SDG) và đang làm việc trực tiếp với Liên Hiệp Quốc (LHQ) để lồng ghép các SDG vào những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ông Sapru cho biết. Đồng nghĩa, cơ hội đầu tư theo các SDG là rất lớn. 

Theo báo cáo Cơ hội 2030: Bản đồ Đầu tư theo các Mục tiêu Phát triển Bền vững vừa được Standard Chartered công bố, khu vực tư nhân đang đứng trước cơ hội đầu tư gần 10.000 tỷ USD (con số chính xác là 9.668 tỷ USD) vào các thị trường mới nổi, nhằm thúc đẩy quá trình hiện thực hóa các SDG của LHQ. Trong đó, Việt Nam mang đến cơ hội đầu tư 45,8 tỷ USD. 

Theo đó, từ nay cho đến năm 2030, khu vực tư nhân có thể đóng góp vào 3 mục tiêu liên quan đến cơ sở hạ tầng là SDG số 6, 7 và 9, với tên gọi lần lượt như sau: Nước sạch và vệ sinh; Năng lượng sạch với giá thành hợp lý; Công nghiệp, Sáng tạo và Phát triển Hạ tầng ở các thị trường mới nổi. 

Cơ hội đầu tư theo SDG tại Việt Nam, theo từng lĩnh vực

SDG 6:

Nước sạch và Hệ thống vệ sinh

SDG 7:

Năng lượng sạch với giá thành hợp lý

SDG 9:

Công nghiệp, Sáng tạo, và Phát triển hạ tầng

Lĩnh vực

Tài nguyên nước và vệ sinh

Năng lượng

Giao thông

Kết nối số

Tình trạng

hiện tại

89% người dân tiếp cận với nước sạch và các điều kiện vệ sinh

100% tiếp cận với nguồn điện sinh hoạt

Chỉ số hiệu suất hậu cần (LPI) của cơ sở hạ tầng là 3.01

Tỷ lệ tiếp cận kỹ thuật số đạt 76%

Mục tiêu

đến năm 2030

100% người dân tiếp cận với nước sạch và các điều kiện vệ sinh

100% người dân tiếp cận với nguồn điện sinh hoạt

Chỉ số hiệu suất hậu cần (LPI) của cơ sở hạ tầng là 3.46

Tỷ lệ tiếp cận kỹ thuật số đạt 100%

Tổng vốn đầu tư đến năm 2030

13,1 tỷ USD

-

57,3 tỷ USD

40,7 tỷ USD

Cơ hội đầu tư tiềm năng từ khu vực tư nhân

1,3 tỷ USD

-

20,1 tỷ USD

24,4 tỷ USD

Riêng tại Việt Nam, cơ hội đầu tư sở hữu tiềm năng lớn nhất theo định hướng SDG tập trung ở lĩnh vực hạ tầng giao thông và phổ cập kết nối số. Đây là những trụ cột chính trong SDG số 9, hướng tới thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực công nghiệp, sáng tạo và hạ tầng. 

Báo cáo từ Standard Chartered cũng cho biết, để có thể đạt mục tiêu phổ cập kết nối số (tính theo tỷ lệ sử dụng dịch vụ điện thoại di động và kết nối Internet) sẽ cần 24,4 tỷ USD vốn đầu tư tư nhân từ nay đến năm 2030; và cần 20,1 tỷ USD để có thể cải thiện đáng kể hạ tầng giao thông thông tại Việt Nam.

Ngoài ra, dù cơ hội ở lĩnh vực nước sạch dành cho khối tư nhân không nhiều, song đầu tư vào lĩnh vực này vẫn có thể tạo ra những tác động rõ rệt, nhất là khi có tới 11% dân số Việt Nam chưa được tiếp cận nguồn nước sạch và các điều kiện vệ sinh. Riêng mục tiêu phổ cập kết nối số đến năm 2030, Việt Nam ước tính sẽ cần 1,3 tỷ USD vốn đầu tư từ tư nhân.

Tùy Phong