WHO lúng túng trong cuộc chiến khói thuốc
Sống khỏe - Ngày đăng : 08:00, 27/02/2020
Trong báo cáo về thực trạng hút thuốc lá trên toàn cầu năm 2019 công bố ngày 26/7, hiện có khoảng 5 tỷ người, tương đương 65% dân số thế giới, được bảo vệ bởi ít nhất một trong số các biện pháp phòng chống tác hại của thuốc lá được WHO khuyến nghị và công bố năm 2007. Con số này đã tăng hơn 4 lần kể từ năm 2007 khi chỉ có khoảng 1 tỷ người (15% dân số thế giới), được bảo vệ bởi một trong các biện pháp này.
Theo báo cáo của tổ chức Truth Initiative năm 2018, tỷ lệ bỏ hẳn thuốc lá thành công chỉ đạt 7,2%. Còn theo WHO, hiện có khoảng 1,3 tỉ người hút thuốc lá trên toàn cầu. Như vậy, con số gần 83% tương đương với hơn 1 tỉ người vẫn tiếp tục hút thuốc lá là điều rất đáng để các chuyên gia y tế quan tâm, tìm giải pháp giúp đỡ họ.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến với khói thuốc, WHO được coi là “cực đoan” với các sản phẩm thuốc lá mới, dù các sản phẩm này có thể là giải pháp mới cho người nghiện thuốc. Quan điểm của WHO: cần phải có các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc lá điện tử trong nhiều thập niên mới có thể phân tích chính xác tác động dài hạn của loại thuốc này đến tế bào người. Quan điểm này của WHO bị nhiều chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực kiểm soát tác hại khói thuốc chỉ trích gay gắt bởi đã có nhiều nghiên cứu độc lập cho thấy mức độ gây hại từ thuốc lá điện tử thấp hơn nhiều so với việc tiếp tục hút thuốc lá điếu truyền thống.
Peter Hayek, Trưởng khoa Nghiên cứu về vấn đề nghiện thuốc lá tại Đại học Queen Mary, London cho biết: "WHO có lịch sử đối đầu với thuốc lá điện tử, cuộc chạm trán này gây ra tổn thất đối với danh tiếng của họ. Thế nhưng, các lập luận đưa ra lần này càng đặc biệt gây hại hơn. Hầu như tất cả các tuyên bố trong tài liệu được công bố này đều sai lệch. Những người đưa ra lập luận lần này cần phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhiều thông tin sai lệch, dẫn đến việc cản trở người hút thuốc lá trưởng thành chuyển sang sử dụng một sản phẩm có khả năng giảm thiểu tác hại đáng kể - đó là thuốc lá điện tử”.
Điều này cũng được sự đồng thuận bởi Tiến sỹ - bác sĩ Nick Hopkinson, Giáo sư chuyên khoa Hô hấp tại Viện Tim-Phổi Quốc gia của Đại học Hoàng gia London. Hopkinson cho biết: "Dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát cho chỉ rõ thuốc lá điện tử có thể giúp người hút bỏ thuốc lá điếu truyền thống. Những người hút thuốc lá trưởng thành chuyển đổi hoàn toàn sang thuốc lá điện tử sẽ thấy cải thiện sức khỏe đáng kể. Sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài tất nhiên cũng không hoàn toàn vô hại. Nhưng hãy luôn chắc chắn rằng, dù bất cứ giá nào cũng không nên quay trở lại với thuốc lá truyền thống”.
Đây là vấn đề đáng lưu tâm tại Úc - quốc gia đang phải chật vật trong cách tiếp cận để chống lại thuốc lá và hút thuốc lá. Trong Hướng dẫn Cai thuốc lá Toàn quốc của Đại học Y đa khoa Úc, việc sử dụng chất nicotine và đặc biệt là vaping được công nhận là hình thức hợp pháp cho những người hút thuốc lá trưởng thành bỏ thuốc bất thành tìm sử dụng những chất gây nghiện (nicotine) “sạch” (hoặc dịch: chất gây nghiện (nicotine) được chấp nhận).
Hiện nay, theo khuyến nghị của một trong những tổ chức chăm sóc sức khỏe uy tín nhất của Úc, những người hút thuốc tại đây có thể đến các điểm chăm sóc sức khỏe và được tư vấn sử dụng vaping để bỏ hút thuốc theo chỉ định.
Đối mặt những chỉ trích gay gắt, vào ngày 29/1, WHO đã thay đổi đáng kể những quan điểm được công bố trên trang web chính thức của họ. Cụ thể, WHO đã thay thế một số đề xuất cấm một số loại thuốc lá điện tử nhất định và thay thế bằng “Các đề xuất về quy định sử dụng thuốc lá điện tử”. Đồng thời, WHO cũng không cung cấp rộng rãi bất kỳ lời phản bác chính thức nào cũng như đưa ra những giải thích tách bạch.
Clive Bates, Cựu cố vấn của Thủ tướng Anh, người đứng đầu tổ chức phi chính phủ về kiểm soát hút thuốc và là cựu lãnh đạo cho một trong những sứ mệnh của Liên Hợp Quốc đã gọi những nội dung mà WHO đã điều chỉnh đối với thuốc lá điện tử là phiên bản “bớt phi lý” hơn so với những luận điểm khắt khe trước đó.