TP.HCM: Sắp ngừng khai thác 3 tuyến xe buýt trợ giá
Trong nước - Ngày đăng : 09:37, 25/06/2020
Theo Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng thuộc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM, hành khách có thể chọn kết hợp các tuyến buýt khác thay thế, như đối với tuyến xe buýt số 02 có thể chuyển sang sử dụng tuyến xe buýt số 102 Bến xe buýt Sài Gòn - Nguyễn Văn Linh - Bến xe miền Tây; hoặc tuyến số 39 Bến xe buýt Sài Gòn - Võ Văn Kiệt - Bến xe miền Tây; tuyến số 14 Bến xe miền Đông - 3 tháng 2 - Bến xe miền Tây; tuyến số 91 Bến xe miền Tây - Chợ nông sản Thủ Đức; tuyến số 65 Bến xe buýt Sài Gòn - Cách Mạng Tháng Tám - Bến xe An Sương.
Đối với tuyến xe buýt số 11, hành khách có thể sử dụng tuyến số 45 Bến xe quận 8 - Bến Thành - Bến xe miền Đông; hoặc tuyến số 56 Bến xe Chợ Lớn - Đại học GTVT; tuyến số 69 Bến xe buýt Sài Gòn - khu dân cư Vĩnh Lộc; tuyến số 06 Bến xe buýt Chợ Lớn - Đại học Nông Lâm, tuyến số 56 Bến xe Chợ Lớn - Đại học GTVT, tuyến số 62 Bến xe quận 8 - Thới An, tuyến số 94 Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Củ Chi, tuyến số 139 Bến xe miền Tây - khu tái định cư Phú Mỹ.
Đối với tuyến số 144, người dân ở khu vực gần kề cư xá Nhiêu Lộc có thể chuyển sang đi tuyến xe buýt số 32 Bến xe miền Tây - Bến xe ngã tư Ga; tuyến số 39 để đến Bến xe miền Tây; tuyến số 16 Bến xe Chợ Lớn - Bến xe Tân Phú, tuyến số 32 để đến cư xá Nhiêu Lộc; tuyến số 10 Đại học Quốc gia - Bến xe miền Tây, tuyến số 91, tuyến số 139 để thay thế.
Hồi giữa tháng 5/2020, TP.HCM đã chuyển đổi hai tuyến xe buýt số 13 và 94 từ loại hình có trợ giá sang không trợ giá. Như vậy, với việc ngưng thêm 3 tuyến xe buýt nêu trên, tại TP.HCM hiện chỉ còn 91 tuyến xe buýt có trợ giá. Tính từ năm 2018 đến nay, TP.HCM có tới 10 tuyến xe buýt có trợ giá ngưng hoạt động, nguyên nhân do tình hình sản lượng đi xe buýt tụt dốc, doanh nghiệp thu không đủ bù chi. Động thái vừa qua, Sở GTVT TP.HCM vừa có đề xuất điều chỉnh, bổ sung dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt năm 2020 thêm 161 tỷ đồng, nâng lên 1.311 tỷ đồng (làm tròn), sau khi cập nhật lại hoạt động của toàn hệ thống.