Giới chức FED: Nền kinh tế Mỹ sẽ khó phục hồi trong năm nay

Bình luận - Ngày đăng : 02:00, 10/07/2020

Không may là nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ tiếp tục suy yếu, dù nhiều người kỳ vọng nó sẽ dần phục hồi trong mùa hè và mùa thu năm nay", Chủ tịch FED chi nhánh Boston nói.
Giới chức FED: Nền kinh tế Mỹ sẽ khó phục hồi trong năm nay

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với "các túi khí" có thể "xì hơi" bất cứ lúc nào.

Các quan chức thuộc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) mới đây đã làm dấy lên những lo ngại mới về triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, sau khi các kết quả khảo sát kinh doanh mới cho thấy các rủi ro do Covid-19 đang ngày một tăng lên.

Cụ thể, Chủ tịch FED tại 3 chi nhánh Atlanta, Boston và Richmond là Raphael Bostic, Eric Rosengren cùng Thomas Barkin đều đề cập tới "các túi khí" có thể "xì hơi" bất cứ lúc nào của nền kinh tế Mỹ, tức ám chỉ tình trạng số đơn đặt hàng của doanh nghiệp dần cạn kiệt mà không có thêm đơn mới, cũng như việc các gói trợ cấp thất nghiệp cùng hỗ trợ khác cho hộ gia đình sắp kết thúc.

Theo Barkin, trong giai đoạn đầu của đại dịch, "doanh nghiệp Mỹ, mà đơn cử là các công ty hoạt động trong ngành xây dựng, đã có thể tạo ra và duy trì khá tốt các dòng tiền". Tuy nhiên, "đơn hàng mới đã không xuất hiện như trước kia, các khoản hỗ trợ… cũng dần kết thúc và không rõ chúng sẽ được thay thế ra sao"; trong khi đó, các khoản trợ cấp thất nghiệp, vốn được xem "giải pháp tình thế" cho thu nhập cho người dân lại sắp chấm dứt vào tháng 7.

Và, ấy là chưa kể đến việc nền kinh tế Mỹ đang phải "đánh vật" với số ca nhiễm Covid-19 mới tăng kỷ lục trong những ngày gần đây, cũng như tuyên bố vào đầu tuần qua của chính quyền Trump rằng có thể sẽ ngừng cấp thị thực cho sinh viên nước ngoài, nếu khóa học mùa Thu của họ tại các trường đại học Mỹ được thực hiện hoàn toàn dưới hình thức trực tuyến. 

Link bài viết

Theo số liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, riêng năm 2018, sinh viên nước ngoài đã đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. 

Còn theo ước tính của NAFSA - một nhóm vận động giáo dục quốc tế, sinh viên nước ngoài đã hỗ trợ cho khoảng 460.000 việc làm tại Mỹ trong năm học 2018-2019. Phần lớn các công việc này thuộc lĩnh vực giáo dục đại học, nhưng các lĩnh vực khác bao gồm nhà ở, bán lẻ, vận chuyển, bảo hiểm y tế cũng được hưởng lợi từ nhóm sinh viên này.

Thế nên, không khó hiểu khi ông Rosengren dự đoán, nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ yếu hơn kỳ vọng trong thời gian tới. "Không may là nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ tiếp tục suy yếu, dù nhiều người kỳ vọng nó sẽ dần phục hồi trong mùa hè và mùa thu năm nay", Chủ tịch FED chi nhánh Boston nói.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch FED chi nhánh Atlanta Raphael Bostic, số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh tại nhiều khu vực như Florida, cùng số liệu lặp lại nhiều lần từ các doanh nghiệp nhỏ "cho thấy động lực để mở cửa lại các hoạt động kinh tế đã bắt đầu chững lại"Dù vậy, Bostic cho hay, ông không quá bận tâm đến việc các bang miền Nam nước Mỹ cố gắng mở cửa trở lại quá sớm; nhưng điều khiến vị Chủ tịch của FED bận tâm nhất chính là cách họ quản lý các hoạt động kinh doanh tiềm ẩn rủi ro nhất. 

Song, cần biết rằng, không phải toàn bộ các quan chức FED đều bày tỏ sự bi quan, mà vẫn có trường hợp ngoại lệ. Chủ tịch FED chi nhánh St. Louis James Bullard cho rằng, các công việc bị Covid-19 "thổi bay" sẽ sớm trở lại vào cuối năm, trong khi khẩu trang trở nên "phổ biến" hơn để chống dịch.

"Không may là nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ tiếp tục suy yếu, dù nhiều người kỳ vọng nó sẽ dần phục hồi trong mùa hè và mùa thu năm nay", Chủ tịch FED chi nhánh Boston nói.

Viễn cảnh phục hồi của nền kinh tế Mỹ sẽ khó có thể trở thành hiện thực khi xứ sở cờ hoá tiếp tục phải "đánh vật" với số ca nhiễm Covid-19 mới tăng kỷ lục trong thời gian gần đây.

Theo các quan chức FED, đà phục hồi bất ngờ của thị trường việc làm, bán lẻ và các hoạt động kinh tế khác tại Mỹ trong tháng 5 và 6/2020 có thể sẽ không kéo dài. Và, quan điểm này lại càng được củng cố thông qua kết quả của hai cuộc khảo sát doanh nghiệp vừa công bố hôm 8/7/2020. Cụ thể, phần lớn trong số hơn 500 giám đốc tài chính (CFO) được FED chi nhánh Atlanta, Richmond và Đại học Duke khảo sát đều bày tỏ lo ngại về sự suy yếu trong nhu cầu tiêu dùng cũng như đà phục hồi của thị trường việc làm bị hãm lại vào những tháng cuối năm

Dù vậy, mức độ lạc quan ở thời điểm hiện tại của các CFO đã cải thiện so với những tuần đầu Mỹ hứng chịu đại dịch. Kết quả này cũng ăn khớp với các kết quả khảo sát khác, khi các hộ gia đình cùng doanh nghiệp đều lo lắng về những tác động tiêu cực của Covid-19, song tin rằng rủi ro kinh tế lớn nhất đã bị loại bỏ.

Tuy nhiên, chỉ số cảm tính thị trường hằng quý từ Hội đồng Giám sát viên Ngân hàng quốc gia Mỹ lại cho thấy điều ngược lại. Cộng đồng các ngân hàng Mỹ vẫn còn rất bi quan về triển vọng kinh tế Mỹ, khi chỉ số cảm tính thị trường hiện chỉ dừng ở mức 90, thấp hơn nhiều so với mức trung lập 100 và gần như không thay đổi so với kết quả lần trước. Mùa thu năm ngoái, chỉ số này đạt 122 điểm.

Bảo Quân