Vượt khủng hoảng Covid-19 và phục hồi kinh tế cách nào? (Kỳ 2)
Hội - Câu lạc bộ - Ngày đăng : 06:00, 28/08/2020
Giảm tải hệ thống y tế, phát triển nhà thuốc điện tử
Các quốc gia thành viên ASEAN (AMS) cần áp dụng các công nghệ mới nhất có sẵn, bao gồm theo dõi liên lạc và phát triển hệ thống theo dõi liên lạc trên toàn khu vực ASEAN. Hệ thống này cũng sẽ hỗ trợ mở lại biên giới và hỗ trợ phục hồi thương mại, du lịch, đồng thời giảm tiếp xúc vật lý bằng cách sử dụng các tài liệu điện tử liên quan đến việc thông quan giữa các quốc gia AMS.
AMS cũng nên cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe di chuyển tự do qua biên giới để chia sẻ các kỹ năng và kinh nghiệm nhằm hỗ trợ, khắc phục Covid-19. Đồng thời, cho phép chuyển đổi khu giường bệnh thông thường để sử dụng khu vực chăm sóc tích cực (ICU); mở phòng khám cơ động (pop-up) và các cơ sở chăm sóc cộng đồng; triển khai các trạm kiểm tra lái xe qua; đầu tư vào đào tạo y tế cơ bản và phát triển năng lực; huy động các "đại sứ" chăm sóc xã hội từ các lĩnh vực khác để khắc phục thiếu hụt nhân lực tại bệnh viện.
Đặt hàng tập thể và mua vắc xin
Các quốc gia nội khối nên thống nhất một cơ chế đơn đặt hàng mua vắc xin nhằm bảo đảm có mức giá tốt nhất. AMS cũng cần thiết lập một hệ thống cung cấp dịch vụ đầy đủ, bao gồm quyền tiếp cận vắc xin cũng như quản lý nó. Hệ thống này sẽ giúp ứng phó hiệu quả đối với tất cả bệnh truyền nhiễm lớn trong tương lai. Cần cho phép tận dụng cơ sở hạ tầng dược phẩm để cung cấp vắc xin thay vì chỉ có cơ sở hạ tầng bệnh viện.
Các nước cũng cần tăng cường hợp tác khoa học về nghiên cứu dịch tễ học, bao gồm thông qua mạng đào tạo dịch tễ học ASEAN cũng như phối hợp với khu vực tư nhân. Về mặt này, Chính phủ các nước ASEAN có thể làm việc với các đối tác (cả khu vực công và tư nhân) để đào tạo và trang bị cho các doanh nghiệp và cộng đồng về cách thức thực hành tốt nhất trong việc làm sạch văn phòng, nhà máy sản xuất và không gian công cộng.
Trong đó, mỗi quốc gia cần phát triển một kế hoạch kinh doanh nhất quán và toàn diện, có thể triển khai ngay cả trong thời gian xảy ra đại dịch bệnh để đảm bảo huy động nhanh chóng các nguồn lực chăm sóc sức khỏe (thử nghiệm hàng loạt; cơ chế kiểm dịch; năng lực ICU...; duy trì nguồn cung cấp thiết yếu về hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ kinh tế cho dân số nói chung và cho các doanh nghiệp... Các kế hoạch này cần được kiểm tra và cập nhật thường xuyên, được chia sẻ giữa các AMS khác để đảm bảo cơ chế hỗ trợ và đáp ứng gắn kết toàn khu vực.
Việc thiết lập lộ trình can thiệp tự chăm sóc là chìa khóa để cho phép người tiêu dùng tiếp cận với các biện pháp khắc phục tại nhà và cải thiện kết quả sức khỏe của họ trước làn sóng nhiễm Covid-19. Bệnh nhân và người tiêu dùng có thể ở nhà để truy cập các loại thuốc thiết yếu và tránh đến các cửa hàng dược phẩm. Hiệu thuốc điện tử cho phép bệnh nhân nhận tư vấn y tế từ dược sĩ thông qua nền tảng trực tuyến và nhận thuốc được cấp phát tại nhà mà không phải lo lắng về việc tương tác với các bệnh nhân khác hoặc rời khỏi nhà.
Các chính phủ cần sử dụng các hạ tầng (sandbox) hiện có, để phát triển một mô hình rõ ràng hơn cho việc thúc đẩy hệ thống sức khỏe kỹ thuật số như một cách hợp lý để tăng khả năng tiếp cận thông tin y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Duy trì tính liên tục của dòng hàng hóa, tạo thuận lợi thương mại
Các AMS cần thống nhất xác định hàng hóa thiết yếu với mã Danh mục thuế quan hài hòa (AHTN) trên cơ sở thỏa thuận trong ASEAN về danh sách các mặt hàng thiết yếu bao gồm thực phẩm, đồ uống, thuốc, vật tư và thiết bị y tế, PPE...; xác định danh sách và hạn ngạch hàng hóa thiết yếu mà mỗi thành viên ASEAN có thể đảm bảo cho mua sắm thương mại. Cho phép miễn thuế trong thời gian khủng hoảng này; đơn giản hóa khai báo nhập khẩu, loại bỏ hạn chế xuất khẩu và thông quan nhanh cho hàng hóa thiết yếu; tạo một cơ sở dữ liệu khu vực thuộc Ban thư ký ASEAN, hợp nhất mỗi quốc gia về luật pháp, các nghị định, thông tư.
Đặc biệt, tạo cơ sở dữ liệu khu vực thuộc Ban thư ký ASEAN về công nhận hệ sinh thái thực phẩm thiết yếu dựa trên các đại dịch như Covid-19. Duy trì tính liên tục của dòng hàng hóa trong ASEAN. Các biện pháp thương mại biên giới không nên bị hạn chế để tạo điều kiện cho các doanh nhân. Khi tình hình trở lại bình thường, AMS nên duy trì các quy định chung đó, ví dụ: thỏa thuận xuyên biên giới; xác định các ngành công nghiệp được phép hoạt động ngay cả khi thực hiện cách ly xã hội và công khai ngay quy trình để xin giấy phép hoạt động; tiếp tục áp dụng dịch vụ thiết yếu chỉ định cho một số ngành/sản phẩm nhất định để được miễn đóng cửa và hạn chế biên giới đối với an ninh quốc tế, an ninh lương thực và an ninh năng lượng. Chúng bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ và phải được điều chỉnh bởi các giao thức đa bên.
Để cung cấp lương thực cho hơn 660 triệu dân trong khối, các AMS cần áp dụng các cách tiếp cận linh hoạt và thực dụng theo hướng dẫn tạm thời do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra để đảm bảo hiệu quả của chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng để tránh rủi ro an toàn thực phẩm trên diện rộng mà không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và giảm sự gián đoạn nghiêm trọng đối với các chương trình an toàn thực phẩm quốc gia. Thực hiện các giải pháp truy xuất nguồn gốc để nâng cao hiệu quả kiểm tra và kiểm soát biên giới; xây dựng ngành vận chuyển thực phẩm tốt trong tương lai để tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh của WHO để giảm thời gian kiểm tra và nguy cơ lây nhiễm chéo.
Cùng với đó, các AMS cần thống nhất hạ bớt các rào cản đối với đầu tư từ bên ngoài khu vực và đầu tư xuyên biên giới trong khu vực. Để thu hút đầu tư trong thời kỳ suy thoái kinh tế sẽ đòi hỏi tự do hóa đầu tư đáng kể hơn và nới lỏng các quy định đối tác địa phương hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, các AMS cũng cần thúc đẩy sớm việc giới thiệu về Chương trình tự chứng nhận trong ASEAN ngay bây giờ thay vì bắt đầu từ tháng 9/2020.
(*) Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC), Phó chủ tịch VCCI
Tựa do Doanh Nhân Sài Gòn đặt lại