Thay đổi mô hình kinh doanh để tồn tại
Trong nước - Ngày đăng : 06:57, 10/09/2020
Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch CLB các nhà kinh tế VEC:
Doanh nghiệp Việt phải ở tâm thế luôn đổi mới, sáng tạo
Mở đầu hội thảo, CEO Đặng Đức Thành đề cập đến hàng loạt từ khóa mà thế giới đang quan tâm, đó là “Sự thay đổi”, là “Chiến lược kinh doanh”, “Mô hình kinh doanh”, “Ứng phó của doanh nghiệp trước sự thay đổi”.
Nguyên nhân của những thay đổi có rất nhiều, nhưng nguyên nhân trực tiếp là sự phát triển và tác động rất lớn của cách mạng khoa học - kỹ thuật, trực tiếp là cách mạng công nghiệp 4.0 với những từ khóa: “Inernet kết nối vạn vật - IoT”, “Điện toán đám mây - Cloud”, “Trí tuệ nhân tạo - AI”, “Chuỗi khối – Blockchain”, “Dữ liệu lớn – Bigdata”, “Công nghệ in 3D”, “Thành phố thông minh”, “Nhà máy thông minh”…
Sự thay đổi nhanh chóng do tác động của công nghệ lớn đến mức chúng ta không thể tưởng tượng hết tác động của nó. Chỉ sau 10 năm, dung lượng dữ liệu đã tăng lên hàng nghìn lần, một ổ USB 16 GB đã thay thế cho hàng chục nghìn đĩa mềm trước đây. Kể từ khi Iphone đầu tiên ra đời vào năm 2007, đến nay chỉ với 1 chiếc Iphone hay điện thoại thông minh bạn có thể vừa điện thoại vừa có các chức năng thay thế cho máy ảnh, ti vi, mua sắm, đọc sách, kết nối trò chuyện, trao đổi với hàng tỷ người trên thế giới với tốc độ xử lý tương đương với máy tình siêu lớn vài thập niên trước, hoặc có thể mua bán bất cứ hàng hóa, dịch vụ nào trên khắp thế giới chỉ bằng vài thao tác. Những chiếc xe ô tô tự động với công nghệ tự lái chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng trước đây thì nay đang thử nghiệm ở nhiều nước và sẽ trở thành phổ biến trong tương lai không xa.
Ông Thành là một doanh nhân, theo ông, mình được thừa hưởng rất nhiều lợi thế này. Chẳng hạn tôi có thể điện thoại Video hàng ngày với các giáo sư, doanh nhân, con gái ở Mỹ, EU để trao đổi công việc. "Nếu cần đi công tác, c tôi có thể mua vé máy bay qua App, đặt khách sạn qua Airbnb, đặt xe đưa đón qua Uber, Grab và gửi email về chương trình làm việc cho đối tác chỉ trong vài phút", ông nói: tất cả được thực hiện qua 1 chiếc điện thoại thông minh, đây là những tiện ích mà cách đây hơn chục năm trước là điều mơ ước của các doanh nhân.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục đẩy toàn cầu vào một môi trường đầy bất trắc. Kinh tế toàn cầu sau sáu đầu 2020 bước vào một cuộc suy thoái tồi tệ, tương tự hoặc thậm chí tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Covid-19 đã cuốn trôi 12.000 tỷ USD của cải trên thế giới. Trong báo cáo công bố ngày 24/6/2020, IMF đã báo động đại dịch Covid-19 tác động đến tất cả mọi khu vực địa lý trên toàn cầu, khiến GDP của thế giới thấp hơn đến 4,9% so với năm 2019.
Để vượt qua khủng hoảng, CEO Đặng Đức Thành cho rằng cộng đồng doanh nghiệp Việt phải đặt ra phương châm xuyên suốt: “ luôn luôn đổi mới – sáng tạo”. Đây là yếu tố quyết định mang lại sự thành công. "Nếu chưa mới; chưa đổi mới sáng tạo thì cần phải tổ chức làm lại, ở tất cả các bộ phận", ông đề nghị. Trong đó, theo ông, bao trùm lên tất cả là sự thay đổi tư duy của các doanh nghiệp, doanh nhân, của mỗi cá nhân trước một sự thật đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ là “Tất cả đã thay đổi và hành động của chúng ta”.
T.S Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright:
Chính sách phải nhanh, kịp thời tới doanh nghiệp và cộng đồng
Chính sách phải kịp thời tới tay DN và cộng đồng. |
Nhìn vào bài học chống dịch của Hoa Kỳ và Việt Nam, có một điểm chung, đó là "Nỗ lực tự cứu mình". Bài học ở đây là hỗ trợ chính sách, hiệu quả của chính sách tới nền kinh tế. Trong cuộc khủng hoảng Covid-19 vừa qua, chúng ta thấy Việt Nam ban hành chính sách tương đối kịp thời, nhưng theo tôi thực thi còn chậm so với kỳ vọng. Đại dịch liên quan đến tất cả, chính sách chống dịch không chỉ trong quốc gia mà cách ly địa giới, cần phối hợp quốc tế trong chống dịch cũng như trong khôi phục kinh tế.
Trong giai đoạn đầu, Việt Nam có phản ứng rất mạnh, chống dịch bằng mọi giá. Thời điểm đó chúng ta chưa tính toán được độ bất trắc của Covid-19, nhưng hiện nay lựa chọn đã khác, vừa quyết tâm chống dịch, vừa đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm điểm cân bằng để lợi ích xã hội là lớn nhất.
Vấn đề thứ hai, nguy cơ còn ở phía trước. Covid-19 chỉ là bước khởi đầu, có thể sau đó là suy thoái kinh tế toàn cầu, là biến đổi khí hậu và sụp đổ đa dạng sinh học. Nếu không có sự chung tay của thế giới thì có thể dẫn đến.
Tại thời điểm hiện nay, Việt Nam đang trong trạng thái bình thường mới, cần phải thực hiện ba trụ cột. Doanh nghiệp phải tự cứu mình trước khi trời cứu, cần tính toán nguồn lực trong gói ghém để tồn tại qua khó khăn trước, sau đó mới tính đến phát triển phục hồi. Với xã hội, với cộng đồng cũng tương tự, phải tự lo cho bản thân để cùng xã hội vượt qua đại họa.
Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp, xã hội có biện pháp tự bảo vệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm sao ứng phó kịp thời. Các gói chính sách của nhà nước để giúp doanh nghiệp, cộng đồng ứng phó với dịch bệnh. Những chính sách từ tháng 3 đến giờ còn chậm, cần tập trung hơn để chính sách hấp thụ vào doanh nghiệp và cộng đồng.
GS Phạm Hồng Cương, Học viện Công nghệ Wentworth Boston Hòa Kỳ:
Phải thay đổi mô hình giáo dục trực tuyến
Phó Giáo sư Phạm Hồng Cương, từ Mỹ đã chia sẽ cách thức học online như bước đột phá mới mang lại cơ hội cho nền giáo dục. Lấy dẫn chứng từ Mỹ, Giáo Sư Cương cho rằng khi đại dịch Covid-19 xảy ra, trường học phải đóng cửa và phương thức dạy học từ xa được áp dụng. Đây là sự thay đổi thói quen dạy học bao đời nay. Để hỗ trợ các trường, Mỹ đưa ra chương trình hỗ trợ mua máy tính cho sinh viên và chi phí internet cho người dân. Như vậy, tình thế xã hội buộc giáo viên và học sinh phải thay đổi. Do đó, không cứ gì Mỹ, hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải thay đổi mô hình giáo dục trực tuyến, xã hội cần phải thích nghi.
Bà Nguyễn Hồng Xuân Ngọc, Quản lý kế toán và phân tích tài chính, Công ty Amazon (Mỹ):
Cơ hội ngàn năm cho doanh nghiệp chuyển đổi mô hình bán hàng
Ảnh hưởng Covid làm thay đổi hàng loạt thói quen tiêu dùng: Tạm thời nhu cầu xa xỉ giảm mạnh, ưu tiên cho nhu yếu phẩm. Người dùng quan tâm đến giá cả và giá trị nhiều hơn do tình trạng thất nghiệp và thu nhập giảm. Xu hướng tiêu dùng cũng hướng đến thử nhãn hàng mới, có thể không quay lại nhãn hàng trước kia. Sự trung thành lung lay. Mua sắm online nhiều hơn do giãn cách xã hội ngay cả nhóm chưa từng sử dụng do tiện ích ship hàng tận nhà, giá cả cạnh tranh hơn. Quan tâm sự tiện lợi hơn từ việc tìm hàng trên website, ship nhanh, chất lượng đảm bảo.
Thói quen tiêu dùng thay đổi từ truyền thống sang mua online là cơ hội ngàn năm cho DN chuyển sang TMĐT |
Xu hướng này tạo ra cơ hội ngàn năm có một cho TMDT vì khách hàng buộc phải chọn mua online khi giãn cách xã hội. Nhưng cũng đặt ra thách thức cạnh tranh khốc liệt hơn. Trước kia, cửa hàng truyền thống chi phí cho mặt bằng nhân viên. Hiện nay,doanh nghiệp vốn ít vẫn có thể tiếp cận các kênh bán online nhưng mức độ trung thành của khách hàng lung lay. Khách hàng dễ tiếp cận với các nhãn hàng, dễ thay đổi lựa chọn nếu DN không đảm bảo cung ứng kịp thời.
Vậy doanh nghiệp nên làm gì để tận dụng cơ hội và đối diện thách thức?
Kênh phân phối phải đa dạng, chuyển dịch từ truyền thống sang online. Nâng cấp website, app bán hàng, mô tả sản phẩm chi tiết, lựa chọn thanh toán bảo mật cao.. tập trung digital marketing, tối ưu hóa SEO, content marketing, tương tác trải nghiệm khách hàng được thuật toán ưu tiên hiển thị… từ đó điều chỉnh chiến dịch quảng cáo và cách thức phù hợp. Muốn vậy, đội ngũ nhân sự có kỹ năng công nghệ cao, hiểu biết digital marketing và trải nghiệm khách hàng.
Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất - Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Chiến lược và Quản lý Global Elite, Chủ tịch – CMO Worldwide Vietnam:
Càng khủng hoảng cảng phải đầu tư số hóa, maketting
Trước Covid, Viêt Nam là điểm đến tốt cho du lịch và các nhà sản xuất. Hiện kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng các KCN tăng trưởng tốt, tiềm năng các nhà sản xuất dịch chuyển sang VN là tín hiệu tốt. Lâu nay, Việt Nam vẫn được đánh giá có nền kinh tế trẻ nên được khuyến nghị đầu tư giáo dục và hạ tầng. Bằng chứng là ngay trong đại dịch, HS, SV vẫn đi học bình thường trong khi các quốc gia khác hầu như là chuyển sang học online.
[Ông Nguyễn Đăng Duy Nhất chia sẽ tại buổi hội thảo. |
Tuy nhiên, khó khăn vẫn ở phía trước, vậy doanh nghiệp phải thay đổi những gì? Trước đây, doanh nghiệp hoạt động phương thức truyền thống, như trong tình thế đại dịch Covid-19, chúng ta phải đầu tư nhiều hơn cho marketing online. Khi nền kinh tế càng khủng hoảng, càng phải làm marketing, phải giữ khách hàng, duy trì khách hàng. Thời điểm 2008, Việt Nam cũng chịu khủng hoảng nhưng tốc độ số hóa diễn ra rất chậm. Bây giờ cũng gặp khủng hoảng, nhưng chúng ta chứng kiến giao dịch trên facebook rất nhiều. Càng suy thoái càng cần đầu tư văn hóa doanh nghiệp, nâng cao trí thức để đón đầu trở lại sau đại dịch.
TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV:
Những xu hướng đầu tư trong và sau đại dịch
Xu hướng đầu tư trong và sau đại dịch sẽ hướng vào tài sản an toàn hơn. Chỉ số mức độ mủi ro mà nhà đầu tư chứng khoán Mỹ đã quan sát cao hơn thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008, hiện đang xu hướng giảm nhưng vẫn nhấp nhô. Đầu tư vào tài sản an toàn như vàng, giá thế giới đã tăng khoảng 28% từ đầu năm nay, Việt Nam tăng mạnh hơn. Đầu tư trái phiếu chính phủ Mỹ tăng, lợi tức giảm mạnh.
Xu hướng A&M tăng. Công ty khó khăn cạn tài chính nhưng công ty có nguồn tài chính tốt thúc đẩy A&M. Theo nghiên cứu, có đến 54% doanh nghiệp mong triển khai A&M trong năm nay và năm tới, gồm các lĩnh vực ô tô, bán lẻ, hàng không, giải trí, bất động sản khách sạn mini, resort…
Cắt giảm nhân sự có phải là bước đi khôn ngoan?
Trước tình hình khó khăn hiện nay, TS Võ Trí Thành nêu câu hỏi: Ngoài các giải pháp thay đổi mô hình kinh doanh, lúc này doanh nghiệp có xem việc cắt giảm nhân sự là bước đi khôn ngoan để tồn tại?. Ông TRần Quang Thắng- Viện trưởng Viện kinh tế và quản lý kinh tế TPHCM cho rằng, đây là giải pháp tình thế khi doanh nghiệp không đủ sức gánh chịu. Qua khảo sát, ông Thắng nêu quan điểm thời gian qua các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thì mức cắt giảm nhân sự so với giảm doanh số thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Đây là vấn đề trách nhiệm xã hội. Nhưng nhìn chung, dù cắt giảm thì doanh nghiệp vẫn giữ lại lao động chủ chốt, gắn với duy trì đào tạo, chuẩn bị cho lâu dài cho phát triển. Đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo sức mạnh, tiền đề cho bước phát triển tiếp theo của doanh nghiệp.
TS Võ Trí Thành, Phó chủ tịch CLB các nhà kinh tế VEC cũng cho rằng việc doanh nghiệp cắt giảm nhân sự là biện pháp cuối cùng trong các biện pháp cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, dường như việc cắt giảm nhân sự ở doanh nghiệp Việt và FDI có cách ứng xử rất khác nhau. Với các doanh nghiệp FDI, họ thường truyền thông điệp tới người lao động rằng, thứ nhất là chúng tôi cắt giảm là lỗi của chúng tôi, không phải của người lao động. Các bạn vẫn có nhiều giá trị. Thứ hai, họ tạo ra những nền tảng để người lao động chuyển sang việc làm khác. Họ tặng cho mỗi lao động bị cắt giảm một máy tính để có thể sử dụng cho công việc mới. "Bài học ở đây là cách ứng xử của văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng", TS Thành kết luận. Ngoài ra, ông cũng nêu quan điểm doanh nghiệp phải tái cấu trúc, phải thay đổi bên cạnh việc cầm cự. Khi mọi nguồn lực đều suy giảm.