Hiểu sao cho đúng về liều vắc-xin Covid-19 hiệu quả 90%?

Bình luận - Ngày đăng : 03:00, 10/11/2020

Công ty Pfizer và BioNTech ngày 9/11/2020 cho biết, vắc-xin ngừa Covid-19 do họ điều chế có mức độ hiệu quả lên tới hơn 90% khi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Tuy nhiên, tỷ lệ 90% là trên bao nhiêu người?

Bản tin công bố kết quả phân tích hiệu lực tạm thời của vắc-xin trên cổng thông tin của Pfizer viết, "ứng viên vắc-xin được phát hiện có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19 ở những người tham gia chưa từng nhiễm SARS-CoV-2 trước đó", và "bản phân tích đánh giá 94 trường hợp mắc Covid-19 trong số người tham gia thử nghiệm".

Theo phương thức nghiên cứu của Pfizer, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với ứng viên vắc-xin BNT162b2 được thực hiện trên gần 44.000 tình nguyện viên vào cuối tháng 7/2020, với một nửa trong đó được tiêm vắc-xin, một nửa được tiêm giả dược là nước muối. Sau đó, họ trở về sinh sống trong cộng đồng, tại các nơi có dịch bệnh lây lan, và chỉ nhóm nghiên cứu biết ai được tiêm vắc-xin, ai được tiêm giả dược.

Như vậy, để có thể đưa ra kết luận chính xác về hiệu quả của vắc-xin, nhóm nghiên cứu phải đợi và theo dấu tình nguyện viên cho đến khi đủ số người dương tính với SARS-CoV-2 (theo phương thức nghiên cứu là 164). Đến hôm qua, theo phân tích ban đầu từ Pfizer, có 94 người trong số 44.000 người thuộc cả hai nhóm tiêm vắc-xin và giả dược đã mắc Covid-19. Và, con số 90% hiệu quả được rút ra từ nhóm người này.

Tuy nhiên, phía Pfizer hiện không biết có bao nhiêu người trong số 94 tình nguyện viên đã mắc Covid-19 vừa nêu được tiêm vắc-xin hay giả dược.

Con số 90% hiệu quả được rút ra từ nhóm 94 người mắc Covid-19 trên tổng số gần 44.000 người được tiêm vắc-xin và cả giả dược.

Con số 90% hiệu quả được rút ra từ nhóm 94 người mắc Covid-19 trên tổng số gần 44.000 người hoặc được tiêm vắc-xin, hoặc giả dược.

Chưa công bố dữ liệu thực tế

Trả lời tờ New York Times, Kathrin Jansen - Phó chủ tịch cấp cao của Pfizer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển vắc-xin của công ty này, nói hội đồng phân tích kết quả bên ngoài không cho biết có bao nhiêu trong số 94 người đã được tiêm giả dược. Song, nếu dựa trên con số hiệu quả hơn 90% và giả sử con số này là đúng, thì đồng nghĩa khoảng 9 người nhiễm Covid-19 thuộc nhóm tiêm vắc-xin, và 85 thuộc nhóm tiêm giả dược. 

Tuy nhiên, cần biết rằng, thời gian Pfizer theo dõi các tình nguyện viên của mình là chưa lâu, và sẽ cần thêm thời gian cho đến khi đủ 164 tình nguyện viên dương tính với SARS-CoV-2. 

Hơn nữa, theo thông cáo từ công ty này, thời điểm chủ yếu để tính toán mức độ hiệu quả của vắc-xin là 7 ngày sau khi tình nguyện viên được tiêm mũi thứ 2. Chỉ khi được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép, Pfizer mới có thể phân tích kết quả đối với các trường hợp nhiễm Covid-19 sau 14 ngày được tiêm liều thứ hai, để xem liệu có sự khác biệt trong phản ứng miễn dịch theo thời gian hay không.

Đồng thời, vì tất cả ứng viên vắc-xin Covid-19 đều là sản phẩm mới, nên các nhóm nghiên cứu đều cố gắng chọn những tình nguyện viên khỏe mạnh nhất để tránh nguy cơ xảy ra phản ứng nguy hiểm. Và, các nhóm nghiên cứu cũng cẩn thận lên lịch cho thử nghiệm để đảm bảo tất cả tình nguyện viên đều được tiêm phòng đúng thời gian. Nhưng trong thế giới thực, một số người được tiêm vắc-xin sẽ có bệnh lý nền, hoặc vấn đề sức khỏe từ trước, cũng như lớn tuổi hơn so với tình nguyện viên.

Gút lại, sẽ cần thêm thời gian để có thể đưa ra kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của BNT162b2, và tỷ lệ phần trăm này có thể thay đổi, khi cả Pfizer cùng BioNTech vẫn chưa công bố dữ liệu thực tế về các thử nghiệm, và dữ liệu này cũng chưa được bình duyệt hoặc xuất bản trên tạp chí y khoa.

Gút lại, sẽ cần thêm thời gian để có thể đưa ra kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của BNT162b2, và tỷ lệ phần trăm này có thể thay đổi.

Gút lại, sẽ cần thêm thời gian để có thể đưa ra kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của BNT162b2, và tỷ lệ phần trăm này có thể thay đổi.

Dù vậy, kết quả phân tích ban đầu của vắc-xin này đã có thể xem là tin vui với giới khoa học và thế giới. "Hôm nay là một ngày tuyệt vời cho khoa học và nhân loại. Chúng tôi đang đạt được cột mốc quan trọng trong chương trình phát triển vắc-xin của mình vào thời điểm mà thế giới cần nó nhất với tỷ lệ nhiễm Covid-19 lập kỷ lục mới. Các bệnh viện gần quá công suất và các nền kinh tế đang vật lộn để mở cửa trở lại", Tiến sĩ Albert Bourla - Giám đốc điều hành, Chủ tịch Pfizer nói.

Dự kiến, vào tuần thứ ba của tháng 11, hai công ty sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) sau khi thu thập được 2 tháng dữ liệu an toàn của tình nguyện viên được tiêm vắc-xin. Theo tuyên bố, Pfizer và BioNTech lên kế hoạch ​​sẽ sản xuất 50 triệu liều vắc-xin trên toàn cầu vào năm 2020 và 1,3 tỷ liều vào năm 2021.

Nga: Sputnik V cũng hiệu quả hơn 90%

Trong một diễn biến khác, đại diện Bộ Y tế Nga cho biết, vắc-xin Sputnik V của Nga cũng có hiệu quả hơn 90% và dữ liệu này đến từ việc tiêm chủng trong dân chúng chứ không phải từ thử nghiệm.

"Chúng tôi chịu trách nhiệm giám sát hiệu quả của Sputnik V trong số những công dân đã được tiêm vắc-xin này như một phần của chương trình tiêm chủng đại trà. Dựa trên quan sát của chúng tôi, hiệu quả của nó cũng hơn 90%. Sự xuất hiện của một loại vắc-xin hiệu quả khác là một tin tốt cho tất cả mọi người", Oksana Drapkina - Giám đốc một viện nghiên cứu thuộc Bộ Y tế Nga nói.

Cũng trong ngày 9/11, Alexander Gintsburg - Giám đốc Viện Gamaleya, nơi phát triển ứng viên vắc-xin này, cho biết ông hoan nghênh tin tức về vắc-xin Covid-19 của Pfizer. "Trong tương lai gần, chúng tôi dự kiến ​​sẽ công bố kết quả tạm thời của quá trình thử nghiệm sau đăng ký Sputnik V, được gọi là thử nghiệm giai đoạn 3. Tôi chắc chắn rằng mức độ hiệu quả của nó cũng sẽ cao", ông nói.

Trong tháng này, Nga đang chuẩn bị công bố kết quả sơ bộ của một cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 trên người quy mô lớn với 40.000 người ở Moscow.

Khởi Vũ