Thị trường tranh tăng trưởng bất chấp đại dịch
Văn hóa nghệ thuật - Ngày đăng : 08:00, 01/06/2021
Bức tranh sơn dầu Marie-Theres của Picasso thu về 103,4 triệu USD |
Đây cũng đánh dấu lần đầu tiên sau hai năm, một tác phẩm thu về 100 triệu USD, kể từ bức họa Meules (Đống rơm) của Claude Monet đạt mức giá kỷ lục 110,7 triệu USD tại phiên đấu giá của Sotheby’s năm 2019.
Trước Femme assise pres d’une fenetre, ngày 11/5/2021, bức tranh In this case (hoàn thành năm 1983) của họa sĩ người Mỹ Jean-Michel Basquiat cũng được bán với giá 93,1 triệu USD trong đợt bán hàng đầu tiên của Christie’s sau dịch và bức còn lại, Versus Medici thu về 50,82 triệu USD. Theo CNN, giá bán ra của hai tác phẩm đều tăng mạnh so với mức giá niêm yết ban đầu. Điều này biểu hiện cho tinh thần lạc quan và sự trở lại bình thường của thị trường tranh thế giới.
Trong thời gian qua, tại cuộc đấu giá tranh mùa Xuân - một hoạt động thường niên tại New York vẫn diễn ra đều đặn, chỉ khác về hình thức khi có nhiều nhà sưu tầm đấu giá qua điện thoại. Ngoài tranh của Jean-Michel Basquiat, một số bức được mua với giá khá cao khác như bức vẽ hoa loa kèn nổi tiếng của Claude Monet được bán với giá 70,4 triệu USD, bức Untitled của họa sĩ người Mỹ - Cy Twombly mang về 41,6 triệu USD.
Khi dịch bệnh xuất hiện, thị trường sưu tập tranh cũng buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh, đấu giá và buôn bán trực tuyến. Một báo cáo thị trường hằng năm của Art Basel và UBS cho thấy doanh thu từ hoạt động đấu giá nghệ thuật đã giảm 17,6 tỷ USD vào năm 2020, giảm 30% so với năm trước. Tuy nhiên, doanh thu từ bán hàng trực tuyến, dù tương đối nhỏ nhưng tăng gấp đôi lên 12,4 tỷ USD so với cùng kỳ.
Với giao dịch mới nhất, Picasso đã có 5 tác phẩm có giá trị hơn 100 triệu USD. Trong đó, bức Women of Algiers đã được bán với giá kỷ lục 179,4 triệu USD vào năm 2015. Bên cạnh đó, vụ mua bán này khẳng định sức sống của thị trường nghệ thuật bất chấp Covid-19 cũng như địa vị đặc biệt của Picasso (1881-1973) trong lòng những người yêu hội họa.