Shopee "tấn công" thị trường fintech?

Tài chính - Ngân hàng - Ngày đăng : 09:00, 05/06/2021

Tài khoản Facebook chính thức của AirPay đã thông báo ví AirPay sẽ đổi tên thành ví ShopeePay từ 0 giờ, ngày 8/6. Tiếp theo sự thay đổi này là hứa hẹn hàng triệu ưu đãi khủng sắp được tung ra. Tuy nhiên, thông báo này chưa được chính thức đăng tải trên website của AirPay cũng như Shopee.
Shopee

Shopee đã liên kết với AirPay từ lâu để giúp khách hàng chuyển tiền mua hàng dễ dàng. Việc đổi tên này đơn thuần chỉ là thay đổi nhận diện thương hiệu sản phẩm, dịch vụ do Công ty AirPay đang cung cấp. Tương tự  như lần thay đổi tên ví điện tử TopPay thành ví điện tử AirPay vào giữa năm 2017. Việc đổi tên này không dẫn đến bất kỳ sự thay đổi nào về pháp nhân mà đơn thuần chỉ là sự kết hợp chiến lược giữa hai thương hiệu AirPay và Shopee. Với chiến lược mới mang ví điện tử về cho thấy Shopee đang tấn công vào 14% của lượng thanh toán trong thị trường thương mại điện tử (TMĐT). Bước đi này phù hợp với chiến lược mở rộng thị trường fintech của công ty mẹ SEA.

AirPay là sản phẩm của Công ty Cổ phần AirPay, được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Giấy phép số 29/GP-NHNN, ký ngày 16/12/2015 về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. SEA cũng sở hữu Garena đã có mặt ở Việt Nam dưới tên Thể thao Điện tử Việt Nam, thường gọi là Garena Việt Nam. SEA cũng bành trướng ở Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, Philippines và Malaysia. 

Chủ tịch Forrest Li của tập đoàn đã thực hiện 3,4 tỷ USD thanh toán tại thị trường châu Á, SEA, đã tuyên bố vào tháng 5 sẽ đẩy mạnh dịch vụ tài chính số. Bên cạnh đó, SEA cũng tập trung sức lực đổ vào chi phí tiếp thị để giành thêm thị phần TMĐT. Doanh thu trên các thị trường của Shopee được ghi nhận tới 922 triệu USD, tăng 250%. 

Mặc cho doanh thu thuộc hàng khủng, SEA vẫn lỗ 422 triệu, phần lớn là chi phí tiếp thị.  Là sản phẩm hợp tác chiến lược giữa AirPay và Shopee,  ví ShopeePay là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm xây dựng một hệ sinh thái tích hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thanh toán số tại Việt Nam và trên toàn khu vực.  Vì thê, AirPay  đang hợp tác với 18 ngân hàng trong nước. Hai đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Shopee tại thị trường Việt Nam là Tiki và Lazada đã có ví điện tử riêng từ lâu.

shopeepay.png

Thông tin trên Facebook Airpay

Một đối thủ nữa của SEA trong thị trường TMĐT châu Á, Grab đã gọi vốn 300 triệu USD để đổ vào nhánh dịch vụ tài chính. Chiến lược này được cho là tham vọng của Grab để trở thành một siêu ứng dụng. Grab cũng đã đầu tư vào ví điện tử LinkAja, DANA và công ty thanh toán trên phương tiện mobile OVO của Indonesia trong nỗ lực giành cạnh tranh với Gojek tại Indonesia.

Trong khi các đại gia chen chân vào thị trường thanh toán điện tử, thị trường trị giá 8,6 tỷ USD vào năm 2020 ở Việt Nam đã trở nên chật chội. 39 ví được được cấp phép nhưng MoMo, Moca và ZaloPay đã chiếm hết 90% của thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tiềm năng của thị trường thanh toán vẫn còn rất lớn. 

Theo dự báo ngành Fintech và Ngân hàng số khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2025 của Backbase và IDC, giao dịch trên thiết bị di động tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng 300% trong giai đoạn 2021-2025. Trong bối cảnh này, các ngân hàng phải nhanh chóng tái cấu trúc cơ sở hạ tầng để nắm bắt nhóm khách hàng chuyên dùng nền tảng di động để mua sắm.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng hợp tác với Backbase, nền tảng ngân hàng tương tác. Việc hợp tác nhằm tăng tốc quá trình số hóa các hoạt động tương tác đa kênh cho khối bán lẻ và khối doanh nghiệp. Techcombank tận dụng Backbase để tiếp thị và quản khách hàng trên nền tảng dịch vụ tài chính số này. Ông Pranav Seth, Giám đốc Văn phòng Chuyển đổi Ngân hàng số của Techcombank, cho hay ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số. Bước đầu ngân hàng sẽ xây dựng dữ liệu và lấy khách hàng làm trọng tâm. Techcombank ưu tiên mang đến những trải nghiệm số đơn giản, an toàn và liền mạch để khách hàng dễ sử dụng.

(Theo TechwireAsia, Forbes, Financial Times, InsideRetail)

Mỹ Huyền