4 giải pháp đồng bộ “xanh” giúp trở lại trạng thái bình thường mới
Trong nước - Ngày đăng : 06:00, 17/08/2021
Trước tiên, Việt Nam cần có đủ vaccine tiêm cho người dân để đạt miễn dịch cộng đồng. Để có nguồn vaccine này, ngoài kênh giao song phương và địa phương chính phủ, có thể “huy động” từ các tổ chức phi chính phủ, cơ chế COVAX của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI)…
Chúng ta cần đẩy mạnh cơ chế tìm và cho nhập, cung ứng vaccine dịch vụ từ các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội… Để tận dụng mọi nguồn lực xã hội tham gia, ngoài quỹ vaccine, cần có cơ chế giảm thuế cho các doanh nghiệp phi lợi nhuận, doanh nghiệp CSR… tham gia dịch vụ vaccine cho cộng đồng như Vinacapital và các hội doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Những đơn vị này có mối liên hệ với các tổ chức, Chính phủ nước họ nên sẽ hỗ trợ vaccine cho doanh nghiệp và người dân của họ. Ví dụ như Chính phủ Pháp tài trợ tiêm vaccine cho các công dân Pháp ở Việt Nam thông qua Bệnh viện FV. Thông qua các công ty, tập đoàn sản xuất vaccine hàng đầu như Pfizer, Moderna, Astrazeneca…, họ có công ty tại Việt Nam, có quyền lợi kinh tế ở Việt Nam. Hơn nữa, chúng ta sẵn sàng chia sẻ dữ liệu người tiêm như tài liệu y khoa cho họ có giá trị vì Việt Nam bị nhiễm biến chủng Delta và là nước Đông Nam Á có vị thế đặc biệt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bên cạnh đó, có thể đẩy nhanh vaccine nội địa như Nanocovax được chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ các nước. Để nhanh chóng đưa ra thị trường, cần triển khai thực nghiệm vaccine nội địa diện rộng giúp tham gia tiêm tình nguyện trong vùng dịch. Việc này sẽ giúp giải quyết cấp bách vấn đề vaccine cho người dân. Vì có vaccine hỗ trợ miễn dịch dù là nội địa vẫn tốt hơn là không có.
Cần đẩy nhanh vaccine nội địa thông qua việc chuyển giao công nghệ sản xuất từ các nước |
Cùng với các nguồn vaccine trên, cần tận dụng các thành phần y tế tư nhân để họ tham gia vào tất cả các khâu của chuỗi cung ứng vaccine từ nguồn mua, trữ, tham gia chích cộng đồng.
Một vấn đề không kém quan trọng nữa là phải huy động việc sản xuất thuốc điều trị Covid từ doanh nghiệp. Nên cho thử nghiệm diện rộng thuốc điều trị Covid từ các doanh nghiệp nội địa cho đến các tập đoàn nước ngoài. Qua sự phối hợp quyền lợi cung cấp dữ liệu nghiên cứu, đặc biệt từ các nước quan hệ thân thiết như Cuba, Ấn Độ, Israel để có được các loại thuốc điều trị, vaccine ngăn ngừa qua đường uống, đường xịt… Cũng nên chú ý đến các loại thuốc y học dân tộc qua các chương trình Đông Tây kết hợp.
Thông qua dữ liệu lớn (big data) và nghiên cứu các trường hợp điều trị Covid phù hợp với thể trạng người Việt, từ đó nghiên cứu phác đồ điều trị tối ưu cho người Việt.
Để giảm tình trạng tử vong và bệnh nặng, phải giảm tải tầng 5 trên 5 tháp điều trị của Bộ Y tế bằng chương trình bác sỹ và và bệnh viện tại nhà cho các ca F0 điều trị tại nhà. Cần sử dụng bộ KIT tự test qua hướng dẫn từ xa thông qua nền tảng telehealth của Bộ Y tế và Viettel, chương trình bác sỹ online 24/7.
Cùng với đó, thực hiện chương trình sàn trang thiết bị y tế cộng đồng hỗ trợ mua sắm và tài trợ trong và ngoài nước từ các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp. Chẳng hạn như sáng kiến ATM oxy, máy thở, điều phối trang thiết bị máy thở, oxy, ECMO (phổi, tim nhân tạo) từ các bệnh viện, trạm xá… để các F0 tại nhà được cung cấp máy đo oxy, nhiệt độ và máy thở.
Có thể tận dụng xe taxi truyền thống, taxi công nghệ tham gia làm xe cứu thương tạm thời, các bác sỹ về hưu tham gia y tế cộng đồng, kết hợp trạm xá tại địa phương và tổ dân phố.