Vận tải hàng hóa đường bộ Đông Nam Á tăng trưởng 8% một năm
Trong nước - Ngày đăng : 06:00, 19/08/2021
Ngoài ra, lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) có mức tăng trưởng dự kiến là 5,5% vào năm 2021. Dự báo mức tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mới ở nhiều nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, khi sản xuất dần được phục hồi và các công ty cũng thực hiện việc khu vực hóa và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.
Đáng chú ý, sự gia tăng chi tiêu trong TMĐT của người tiêu dùng và TMĐT B2B (giao dịch trực tiếp giữa các DN) được dự đoán tăng 70% vào năm 2027, giúp gia tăng thêm nhu cầu về các giải pháp logistics trọn gói tận nơi.
Cùng với đó, một trong những cải tiến đóng vai trò quan trọng nhất chính là Hệ thống Hải quan điện tử quá cảnh ASEAN (ACTS) được giới thiệu vào năm 2020, cho phép các DN vận chuyển hàng hóa xuyên suốt giữa các quốc gia ASEAN bằng việc khai báo một lần duy nhất, liên quan đến các khoản thuế và nghĩa vụ, trong toàn bộ hành trình vận chuyển.
Theo ông Thomas Tieber - Giám đốc điều hành của DHL Global Forwarding tại khu vực Đông Nam Á: “Vận tải đường bộ quốc tế ở châu Á đem đến chi phí tiết kiệm, giúp DN phần nào giảm tải khó khăn do dịch bệnh. Các giải pháp vận tải đường bộ cũng rất linh hoạt với xe tải có khả năng quản lý việc giao hàng tận nơi ở trong nước, xuyên biên giới, cả đường ngắn lẫn đường dài”.
Có thể thấy năm vừa qua, trong khi giá cước đường hàng không và đường biển biến động mạnh giữa đại dịch Covid-19, vận tải đường bộ và vận tải đa phương thức đã cung cấp mức giá ổn định và khả năng tiếp cận biên giới dễ dàng hơn tại Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, vận chuyển đường bộ cũng có lượng khí cacbon thải ra thấp hơn so với đường hàng không. Điển hình là vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ từ Singapore đến Trung Quốc giảm tới 83% lượng khí thải cacbon so với vận tải hàng không.