Người giàu nhất lịch sử Mỹ dạy con: Đừng kết giao với người có 3 tật xấu này

Phong cách sống - Ngày đăng : 01:00, 07/06/2022

Trong các bức thư gửi đến con trai, John D. Rockefeller - người Mỹ giàu nhất lịch sử, đã đề cập đến 3 tật xấu luôn có ở những người bất tài và dạy con đừng nên kết giao.
Người giàu nhất lịch sử Mỹ dạy con: Đừng kết giao với người có 3 tật xấu này

John D. Rockerfeller và con trai John D. Rockerfeller Jr.

Rất lâu trước khi Jeff Bezos hay Elon Musk lên ngôi người giàu nhất thế giới, vị trí đó từng thuộc về John D. Rockefeller - người Mỹ giàu nhất lịch sử với những bí quyết quản trị và bài học thành công "đắt như vàng". Vị Chủ tịch, nhà sáng lập Standard Oil Company này trở thành tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ vào năm 1916. Thời đó, tài sản của Rockefeller xấp xỉ 2% giá trị nền kinh tế Mỹ. 

Nếu người giàu nhất thế giới hiện nay - tỷ phú Elon Musk, muốn sở hữu 2% giá trị nền kinh tế Mỹ như Rockefeller, thì tài sản ròng của ông phải đạt hơn 400 tỷ USD, gần gấp đôi những gì CEO Tesla đang nắm giữ. Ngoài ra, Ron Chernow - nhà văn Mỹ với nhiều tác phẩm/tiểu sử người nổi tiếng ăn khách nhất, còn cho rằng Rockefeller là một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới, nhờ vào phong cách lãnh đạo của ông.

Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, Rockefeller từ khi còn nhỏ đã phải sống dựa vào sự giúp đỡ từ hàng xóm. Vì lớn lên trong hoàn cảnh đó, nên ngay từ khi còn là một đứa trẻ, Rockefeller đã luôn tìm mọi cách để có thể kiếm tiền. Bên cạnh những nỗ lực phi thường, trí tuệ và sự kiên trì, khả năng nhìn thấu lòng người cũng góp phần quan trọng vào thành công của Rockefeller.

Theo Chủ tịch Standard Oil Company, việc một người có thể giàu lên hay không, có liên quan mật thiết đến những phẩm chất mà họ sở hữu. Và, trong những lần viết thư gửi cho con trai, Rockefeller đã đề cập đến 3 tật xấu luôn có ở những người bất tài để dạy con đừng nên kết giao.

Link bài viết

1. Dễ bốc đồng

Sự bốc đồng luôn là kẻ thù đáng sợ nhất của chúng ta. Nếu kiên nhẫn có thể giải quyết được các xung đột vốn không nên xảy ra, thì sự kiên nhẫn ấy luôn có giá trị. Ngược lại, sự nông nổi không thể giải quyết được khủng hoảng mà còn mang đến tai họa lớn hơn.

Người bốc đồng và dễ mất kiên nhẫn sẽ đưa ra các quyết định cũng như hành động thiếu suy nghĩ, chuốc lấy hậu quả không mong muốn. Nếu dễ dàng bị chi phối bởi cảm xúc nóng giận và khó kiềm chế trước hoàn cảnh không giống với mong muốn của bản thân thì khó có thể đạt được thành tựu to lớn.

Rockefeller viết: "Hãy nhớ rằng, phải giữ sự kiên nhẫn trong cơ thể con mỗi ngày, và nó sẽ mang lại cho con niềm vui, cơ hội và thành công".

2. Thích bao biện

"Tôi khinh bỉ những lời bào chữa, bởi đó là hành vi của những kẻ hèn nhát. Tôi thương hại những người luôn bao biện, bởi vì bao biện là nguồn gốc của sự thất bại", Rockerfeller từng nói. Thích bao biện là một loại "bệnh" và những người mắc bệnh này đều là kẻ thua cuộc, không có ngoại lệ. 

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta dễ nghe phải những câu như: "Tôi đến muộn vì đường tắc quá", "Khách hàng yêu cầu quá cao nên dự án này không thể thực hiện được", "Không hoàn thành tốt vì tôi quá bận"…

Khi gặp điều không vừa ý, phản ứng đầu tiên của một số người là tìm lý do từ bên ngoài và họ luôn viện ra những cái cớ như không đủ thời gian hoặc quá bận rộn. Đương nhiên, sẽ có thời điểm chúng ta thực sự "quá bận" hoặc "không đủ thời gian" vì lịch trình hoạt động đã kín hết. Nhưng nếu thường xuyên sử dụng lý do để làm cớ bao biện dù bản thân chưa thực sự cố gắng thì đó lại là vấn đề lớn.

Bởi, những người thực sự có năng lực và trách nhiệm sẽ cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề khi gặp sự cố. Kẻ bất tài sẽ chỉ viện nhiều cớ khác nhau để giảm bớt cảm giác tội lỗi trong lòng, như vậy sẽ mất cơ hội phản tỉnh. Theo thời gian, khoảng cách giữa người họ sẽ ngày càng lớn, và rốt cục người giỏi bao biện cũng tự tay mình "quét sạch" mọi khả năng lẫn cơ hội.

ngu-o-i-gia-u-nha-t-li-ch-su-m-8065-1286

3. Dễ dàng từ bỏ

Kevin Tsai - một nhà văn và người dẫn chương trình truyền hình tại Đài Loan, từng nói: "Năm 15 tuổi, bạn cảm thấy bơi lội thật khó nên đã từ bỏ việc học bơi. Ở tuổi 18, bạn cảm thấy tiếng Anh phức tạp và bỏ bê việc học. Đến năm 28 tuổi bạn đang có một công việc tuyệt vời nhưng bạn cần phải biết tiếng Anh, lúc này bạn chỉ có thể nói "I can't". Còn vào năm 18 tuổi, khi người bạn thích rủ bạn đi bơi, bạn phải nói "Tôi không thể".

Giai đoạn đầu đời, càng gặp nhiều rắc rối, càng lười học, sau này bạn sẽ càng dễ nhớ về những người và việc đã khiến bạn bị cám dỗ, khiến bạn bỏ lỡ những cảnh vật mới, những cơ hội tươi đẹp. Xung quanh ta có rất nhiều người như vậy, khi đứng trước cơ hội mới, vị trí mới, họ luôn tự từ bỏ trong tiềm thức.

Sau này, tôi mới biết lý do họ từ bỏ có lẽ là họ đã quen ở lại khu vực "an toàn" và sử dụng các kỹ năng quen thuộc, không mắc lỗi, không bị sếp mắng, không xấu hổ và không cần học hỏi. Nhưng những người có suy nghĩ như vậy có thể sẽ ở nguyên vị trí quen thuộc đó đến hết đời, rồi chờ đến một lúc nào đó bị thời đại đào thải.

Nếu có suy nghĩ muốn từ bỏ và đã thực sự từ bỏ những điều bạn không muốn làm, thì đồng nghĩa, bạn đã từ bỏ cả cuộc đời. Một số việc về bản chất không khó, cái khó là sự thay đổi khiến bản thân người ta sợ hãi".

Còn với Rockefeller, ông đã viết cho con trai rằng "con sẽ không bị đánh bại trừ phi con bỏ cuộc".

Bảo Quân